Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.
Việt Nam có thành trung tâm sản xuất chip của khu vực?
* Có một số nhận định về việc Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip của khu vực, ông đánh giá thế nào?
- Tôi nghĩ Việt Nam hiện nay đã tiến rất xa. Không chỉ mỗi Intel, mà các công ty đa quốc gia khác đang hiện diện tại đây.
Theo thời gian, tôi nghĩ số lượng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Lúc này, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết những vấn đề mà tôi đã nói trước đó: những ưu đãi từ Chính phủ, tinh giản các thủ tục hành chính. Mô hình hiện tại mà các công ty đang hướng đến cần khả năng chống chịu tốt và cân bằng về mặt địa lý.
Ngày nay, mọi quốc gia, mọi ngóc ngách trên thế giới đều cần đến chất bán dẫn. Do vậy, mỗi quốc gia nên tập trung vào một lĩnh vực chuyên biệt để tối đa hóa ưu điểm nhằm tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
Chuyên gia nhận định xu hướng các hãng công nghệ lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả 2 bên. Trong đó, sự tham gia của Nvidia có thể là bước ngoặt.
CEO Nvidia Jensen Huang. Ảnh: Bloomberg.
Trong chuyến công tác đến Việt Nam của CEO Jensen Huang, Nvidia thông báo hợp tác với Chính phủ để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và Trung tâm Dữ liệu AI (trí tuệ nhân tạo).
Thỏa thuận hợp tác giữa Nvidia và Việt Nam là sự kiện công nghệ nổi bật. Theo giới chuyên gia, với khoản đầu tư này, Nvidia sẽ hỗ trợ toàn bộ ngành công nghệ Việt Nam.
“Nvidia không phải công ty công nghệ lớn đầu tiên có mặt tại Việt Nam, nhưng họ là công ty AI lớn nhất”, TS. Jeff Nijsse, giảng viên cấp cao ngành Kỹ thuật Phần mềm, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định.
Lợi thế khi Nvidia đầu tư vào Việt Nam
Theo đề xuất, trung tâm R&D của Nvidia tại Việt Nam sẽ tạo ra nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong AI. Các nhà nghiên cứu và startup có thể sử dụng cơ sở hạ tầng này để phát triển ứng dụng AI trong một số lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giao thông vận tải và tài chính.
Theo TS. Nijsse, tài nguyên dữ liệu là một trong những yếu tố thúc đẩy khoản đầu tư của Nvidia vào Việt Nam.
“Các mô hình AI được đào tạo dựa trên đơn vị xử lý đồ họa (GPU), vốn là sản phẩm chính của Nvidia, nhưng chúng cần thu thập rất nhiều dữ liệu để tạo ra phần mềm hữu ích. Dữ liệu như vậy ngày càng giá trị.
Với dân số lớn, Việt Nam có lợi thế về mặt dữ liệu, nhưng chúng ta phải thận trọng với cách thu thập, sử dụng và trả phí khai thác dữ liệu. Việc Nvidia mua lại VinBrain cho phép họ đi tắt đón đầu về dữ liệu sức khỏe, đồng thời tìm cách phát triển sản phẩm cho những lĩnh vực khác”, ông Nijsse nói thêm.
Một phần hệ thống phục vụ trung tâm dữ liệu của Nvidia. Ảnh: Bloomberg.
Ngay sau khi công bố đầu tư vào Việt Nam, Nvidia cho biết sẽ mở trung tâm nghiên cứu và phát triểnAI. Công ty này cũng cho hiển thị lại nhiều vị trí tuyển dụng trên LinkedIn, liên quan đến các công việc về sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật.
Thậm chí, kể cả khi bản thân trung tâm dữ liệu của Nvidia không trực tiếp tạo ra nhiều việc làm, thì các vị trí được tuyển dụng tại đây đều sẽ có yêu cầu trình độ cao, cần những nhà khoa học có bằng cấp và trình độ nghiên cứu.
Theo TS. Nijsse, trung tâm dữ liệu là “khoản đầu tư dài hạn”, đồng nghĩa Nvidia sẽ tìm cách kết hợp trung tâm R&D để hỗ trợ đào tạo nhân tài. Ông cũng kỳ vọng công ty triển khai dự án với các trường đại học, chẳng hạn như cấp học bổng và các chương trình hợp tác.
Hiện đại hóa hỗ trợ doanh nghiệp
* Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam ở thời điểm Intel vừa đến so với hiện tại?
- 17 năm trước, khi đó Chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là ban lãnh đạo TP.HCM, đã có tầm nhìn rất tốt về tương lai khi thuyết phục Intel đến và đầu tư tại đây.
Chúng tôi là nhà đầu tư công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam và Chính phủ đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều về quy trình hành chính. Tôi nghĩ sự có mặt của Intel cũng đã giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghệ cao khác trong 17 năm qua.
* Nhiều nước đang cạnh tranh mạnh hút đầu tư công nghệ cao. Theo ông, Việt Nam cần cải thiện điều gì để hút những nhà đầu tư lớn như Intel?
- Để thu hút thêm nhà đầu tư, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam nên xem xét lại các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay, nhất là thuế suất ưu đãi. Các quốc gia đang thu hút nhiều vốn FDI khác như Philippines, Malaysia, Indonesia... cũng tương tự.
Các quốc gia này và cả Việt Nam trước giờ đều tập trung vào việc sử dụng các chương trình về thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy các tin tức về việc Mỹ, châu Âu, Nhật và Ấn Độ làm mới những chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp đang được chia sẻ rộng rãi.
Chẳng hạn, đạo luật chip của Mỹ và châu Âu vừa được thông qua gần đây là những minh chứng rõ nét nhất cho việc chính phủ các nước đưa ra những chương trình hỗ trợ để thu hút các công ty công nghệ cao và các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Việc hiện đại hóa các chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là một hành động thiết yếu mà Chính phủ Việt Nam cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh lợi thế về chi phí lao động và sự ổn định về chính trị.
Thứ hai, khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng". Tất cả các quy trình thủ tục hành chính đều được tinh gọn lại và chúng tôi có thể đi vào thực hiện các kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng.
Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn. Hiện tại, các thủ tục phê duyệt được chia ra cho nhiều bộ ngành phụ trách. Vì vậy, chúng tôi cũng đã trao đổi với Chính phủ rất nhiều và mong rằng có thể nhận được thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ để có thể tinh gọn các quy trình, thủ tục hành chính. Không chỉ để duy trì số lượng các doanh nghiệp FDI hiện có, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong tương lai.
Tôi cũng xin ghi nhận Chính phủ Việt Nam cũng như TP.HCM đã và đang làm những gì có thể để hỗ trợ thêm cho các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là ưu đãi cho thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong 4 năm tôi công tác tại đây, chỉ riêng cách chúng ta vượt qua kỳ đại dịch COVID-19 cũng đã chứng minh rất rõ khi Chính phủ tập trung và quyết tâm giải quyết một vấn đề, chắc chắn kết quả đạt được sẽ vô cùng ấn tượng. Vì vậy, tôi rất lạc quan vào thời gian sắp tới khi Việt Nam giải quyết những vấn đề mà tôi vừa nhắc đến.
Xu hướng lớn hơn của ngành công nghệ thế giới
Quyết định đầu tư của Nvidia nằm trong xu hướng lớn hơn. Đầu tháng 12, Google xác nhận thành lập Google Việt Nam, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong nước để đóng góp quá trình chuyển đổi số.
Tháng 11, nhà cung ứng Foxconn của Apple công bố đầu tư 80 triệu USD vào hoạt động sản xuất chip tại tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó, Meta có kế hoạch mở rộng sản xuất kính VR. SpaceX cũng bày tỏ ý định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Tô Lâm đến Mỹ vào tháng 9.
Nhận định về xu hướng này, TS. Sam Goundar, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của giới công nghệ toàn cầu.
“Những động thái này cho thấy Việt Nam không chỉ là điểm đến của sản xuất giá rẻ”, ông Goundar nhấn mạnh.
Theo tiến sĩ, những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam rất đa dạng, từ dân số trẻ, am hiểu công nghệ, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và vị trí chiến lược.
Logo của Google. Ảnh: Bloomberg.
“Nhiều công ty muốn dịch chuyển một số hoạt động khỏi Trung Quốc. Việt Nam kết hợp nhiều điều kiện thuận lợi: vị trí gần Trung Quốc, chi phí phải chăng và nguồn lao động lành nghề ngày càng tăng.
Nhìn chung, đây là thời cơ tốt để Việt Nam vừa thu hút thêm đầu tư quốc tế, vừa củng cố ngành công nghệ trong nước”, TS Goundar nói.
TS Sreenivas Tirumala, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định các khoản đầu tư này là “cơ hội phát triển kinh tế và xã hội”, có thể hỗ trợ "thiết kế và phát triển phương pháp tiếp cận tiên tiến vượt bậc cho giới trẻ Việt Nam".
Khoản đầu tư của các hãng công nghệ lớn hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội tiếp xúc công nghệ tiên tiến, môi trường doanh nghiệp quốc tế cho giới trẻ trong nước. Họ sẽ có thêm cơ hội làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới, đặc biệt về AI.
“Những hãng công nghệ lớn, có uy tín như Nvidia và Google không chỉ cung cấp cơ hội việc làm, mà còn khuyến khích người trẻ thành lập startup nhằm cung cấp dịch vụ cho các hãng công nghệ lớn”, TS Tirumala nói thêm.
Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ
Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, trong tháng 1/2024, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore vươn lên dẫn đầu với 30 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt 1,318 tỷ USD; 6 lượt dự án điều chỉnh vốn với 16,02 triệu USD và 21 số lượt góp vốn mua cổ phần với 71,81 triệu USD.
Tính chung trong tháng 1/2024, tổng vốn FDI các doanh nghiệp Singapore đăng ký vào Việt Nam đạt trên 1,4 tỷ USD, đạt 172,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Với kết quả này, Singapore bỏ xa quốc gia xếp thứ 2 là Nhật Bản với 13 dự án mới, 6 lượt dự án điều chỉnh và 10 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư trong tháng 1/2024 là 296,87 triệu USD và quốc gia đứng thứ 3 là Samoa với 4 dự án được cấp mới, 3 lượt dự án điều chỉnh vốn và 1 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký gần 182 triệu USD.
Trước đó, vào năm 2023, số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, Singapore là quốc gia dẫn đầu trong tổng số 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 6,8 tỷ USD. Trong đó, có 410 dự án cấp mới có tổng vốn đăng ký đạt 3,77 tỷ USD; 153 lượt dự án điều chỉnh vốn với 832 triệu USD và 349 lượt góp vốn, mua cổ phần với 2,2 tỷ USD.
Như vậy, tính luỹ kế đến hết tháng 1/2024, các doanh nghiệp Singapore đã đầu tư vào Việt Nam hơn 3.500 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 76 tỷ USD, xếp thứ 2 trong tổng số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam sau Hàn Quốc với khoảng 86 tỷ USD.