Ngày đăng :27-09-2022 07:23:38 PM - Đã xem :1761
Tại sao nền mỹ thuật Việt Nam hiện nay được xem là quan trọng?
Sở dĩ, nền mỹ thuật hiện nay được coi trọng và thúc đẩy phát triển là vì tính ứng dụng đa dạng của nó vào thực tiễn.
Đầu tiên phải kể đến nhu cầu thi vào các trường nghệ thuật thiết kế, kiến trúc của học sinh, sinh viên ngày nay. Chính vì thế, nhiều trường mỹ thuật ra đời nhằm giúp bồi dưỡng những nhân tài có đam mê và năng khiếu hội họa.
Tiếp theo, nguồn cầu đối với sinh viên hội họa từ các trường đại học nghệ thuật thiết kế, kiến trúc cho thị trường thời trang, nội thất, nhà cửa,... đang phát triển mạnh mẽ cũng chính là lý do vì sao ngành hội họa được xem trọng hơn.
Tại sao mỹ thuật được chú trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế?
Ngoài ra, mục đích hội nhập nền hội họa thế giới cũng góp phần thúc đẩy nền hội họa trong nước được đẩy mạnh lên một vai trò mới. Cơ hội được giao lưu và học hỏi từ các họa sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới được chú trọng đầu tư.
Song song với đó chính là nâng cao đời sống tinh thần cũng như kinh tế cho con người trong đời sống xã hội ngày nay. Mặc dù, kinh tế không phải là trọng tâm của bộ môn nghệ thuật này nhưng đối với đời sống tinh thần của con người thì đóng vai trò quan trọng.
Sơ lược nền mỹ thuật Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Từ rất sớm nền mỹ thuật truyền thống đã xuất hiện tại Việt Nam, nhất là các làng nghề xem các tác phẩm như là thứ để mưu sinh thời bấy giờ. Tranh truyền thống chủ yếu là tranh dân gian, hiện này còn được lưu giữ tại bảo tàng, trong một số làng nghề hoặc một số gia đình có truyền thống làm tranh thời xưa. Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, cũng có thời kì hoàng kim, tuy nhiên so với ngày nay thì không được phát triển như trước nữa. Về cơ bản, tranh dân gian sở hữu những nét đặc trưng riêng là thiên về tính trang trí, chú trọng vào tính cách điệu của bức tranh, nhưng đơn giản và không lệ thực. Cũng nhờ sự phát triển của nền mỹ thuật truyền thống mà công việc in tiền tệ ra đời từ cuối đời nhà Trần, thúc đẩy phát triển kinh tế giao thương đất nước. Các dòng tranh dân gian được lưu giữ và nổi tiếng đến ngày nay: dòng tranh Đông Hồ, dòng tranh làng Hoàng Kim, dòng tranh Hàng Trống, tranh làng Sình. Các tác phẩm chủ yếu dùng để trưng Tết và thờ cúng, 2 loại tranh chính này chủ yếu ra đời theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Mỹ thuật hiện đại thay đổi như thế nào so với mỹ thuật truyền thống Việt Nam?
Bên cạnh nền mỹ thuật truyền thống, nền mỹ thuật hiện đại cũng du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Việt Nam được xem là đất nước đầu tiên tại khu vực Châu Á gia nhập vào dòng chảy của mỹ thuật hiện đại của phương Tây từ nội dung đến hình thức với sự ra đời của Trường Mỹ Thuật Đông Dương đầu năm 1930 do giáo sư người Pháp giảng dạy. Bản chất thẩm mỹ của Việt Nam được thế hệ các tác giả sử dụng kỹ thuật và màu sắc phong cách phương Tây miêu tả nên. Kể từ đó, nền mỹ thuật Việt Nam không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỉ XX, về cơ bản hội họa Việt Nam vẫn đang còn phụ thuộc vào những mô típ về sự tượng trưng, tôn giáo và cổ điển. Dần dần theo dòng chảy thời gian và sáng tạo không ngừng nghỉ đến thế kỷ XXI, nền mỹ thuật thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển theo những mô típ hiện đại, làm nổi bật tính sáng tạo trừu tượng của chính họa sĩ trong tác phẩm.
Mỹ thuật xưa không được ứng dụng vào thực tế đa dạng như hiện nay, tuy nhiên, nó góp phần tạo nên những tác phẩm có giá trị lưu giữ văn hóa, lịch sử của đất nước. Những tác phẩm dân gian xưa được tạo ra với mục đích kinh tế là chính. Cho đến sau này, khi mỹ thuật hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam, trường Mỹ Thuật ra đời thì vai trò của nền mỹ thuật được đẩy lên một tầm cao mới. Cơ hội phát triển đất nước thông qua các tác phẩm và giao lưu mỹ thuật với các họa sĩ nước ngoài giúp cho Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế thành công.
Nền mỹ thuật ngày nay đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục
Ứng dụng của mỹ thuật ngày nay rất đa dạng và quan trọng trong đời sống và ngành nghề của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Một số ứng dụng của mỹ thuật sau đây:
- Đóng vai trò trong giáo dục: mỹ thuật được xem là một môn học được đào tạo tại các bậc giáo dục ở Việt Nam. Nó được xem như là môn năng khiếu giúp học sinh vào các trường đại học kiến trúc, thiết kế.
- Ứng dụng trong đời sống con người: cuộc sống ngày nay nhiều áp lực xung quanh, mỹ thuật chính là một bộ môn giúp con người thư giãn, giảm áp lực từ công việc và gia đình.
- Ứng dụng trong hội nhập phát triển đất nước: so với những tác phẩm ngày xưa thì những tác phẩm hội họa ngày nay được coi như có tính sáng tạo theo sự phát triển của xu hướng thế giới. Tuy nhiên, không thể nào so sánh được với những tác phẩm nối tiếng của các vĩ nhân trước đây được.
- Đóng vai trò chủ chốt trong một số lĩnh vực, ngành nghề như thiết kế thời trang, kiến trúc, nội thất,...
Học vẽ ở đâu uy tín và chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh?
Giáo dục Trần Quốc Toản là đơn vị uy tín và chất lượng trong việc đào tạo các thế hệ học viên mỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Với 15 năm kinh nghiệm trong rèn luyện năng khiếu và luyện thi các khối V, H cùng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp từ các trường đại học, chúng tôi tự tin giúp cho học viên đạt được nguyện vọng và biến cánh cửa đại học phía trước lại gần với các bạn hơn. Ngoài ra, song song với việc dạy luyện thi năng khiếu hội họa thì trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ như vẽ tranh tường, thiết kế nội thất quán cafe, phòng trẻ em và nhà ở.
Giáo dục Trần Quốc Toản - Luyện thi năng khiếu vẽ uy tín tại Hồ Chí Minh
Đến với Trần Quốc Toản, bạn sẽ nhận được mức học phí ưu đãi cũng như giáo trình cụ thể, chất lượng giảng dạy chất lượng cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi luyện thi uy tín hay cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 42 42 41 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC TRẦN QUỐC TOẢN
Địa chỉ: 96/5A Trần Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Nước Nga của những năm về trước bà con ta làm ăn thuận lợi, chủ yếu cộng đồng người Việt sang đây làm về may mặc. Xưởng may và các khu buôn bán quần áo của người Việt trải rộng khắp các thành phố của Nga. Đồng lương của những công nhân may như chúng tôi phụ thuộc vào tay nghề có tốt không, người chủ tử tế hay không, hàng hóa ra chợ có bán tốt không. Rất nhiều xưởng may trước kia gắn cái tên “ Xưởng đen”- chúng là những xưởng may không có giấy tờ hay còn gọi là làm chui, trốn thuế. Lợi nhuận cao cho chủ nhưng đi kèm với rất nhiều những rủi ro như điều kiệm sống vô cùng kém, công nhân chúng tôi phải làm ở những khu ẩm thấp thiếu thốn, dù lương cao hơn nhiều so với những công nhân Việt Nam nhưng một ngày lao động với chúng tôi là từ 7 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm. Những anh chị nào từng làm chắc không quên được cái cảnh chạy trốn công an giữa trời tuyết lạnh giá khi không biết tiếng, biết đường, sợ hãi và nhiều tủi nhục (Xin phép có cơ hội tôi sẽ viết một bài viết về những trải nghiệm này rõ hơn). Tuy là cuộc sống xa nhà, xa chồng con, nhiều vất vả khổ cực nhưng ngày ấy chị em công nhân luôn an ủi, sẻ chia, đều nghĩ cho con cái mà âm thầm chịu đựng, làm việc không quản mệt mỏi. Đó là những tháng ngày mà sáng sớm đi làm, tối muộn về ngắm ảnh con lại khóc. Tuy vất vả nhưng những ngày đầu ở xứ sở này gắn với thật nhiều kỉ niệm...
Đà Nẵng ngày nay được biết đến là một trong những địa điểm thu hút khách thăm quan bậc nhất tại Việt Nam nhưng ít ai ngờ rằng, chỉ 10 năm trước đây Đà Nẵng lại là một vùng đất nghèo nàn đến khi vậy! Người dân tại đây trông chờ mòn mỏi từng đoàn khách đến rồi đi nhưng chỉ với một thời gian rất ngắn, thành phố biển này đã ‘’hóa rồng’’ một cách đầy phi thường thay đổi hoàn toàn. Cùng nhìn lại Đà Nẵng xưa và nay cùng Danangsensetravel nhé!
Ngày nay được biết đến là một trong những địa điểm thu hút khách thăm quan bậc nhất tại Việt Nam chính là trải nghiệm Đà Nẵng nhưng ít ai ngờ rằng, chỉ 10 năm trước đây Đà Nẵng lại là một vùng đất nghèo nàn đến khi vậy! Người dân tại đây trông chờ mòn mỏi từng đoàn khách đến rồi đi nhưng chỉ với một thời gian rất ngắn, thành phố biển này đã ‘’hóa rồng’’ một cách đầy phi thường thay đổi hoàn toàn. Cùng nhìn lại Đà Nẵng xưa và nay cùng Danangsensetravel nhé!
Một hình ảnh đối lập tới 100% khi bên trái là Đà Nẵng trước kia bên sông Hàn với những ngôi nhà tạm bợ, nhếch nhác nhắc lại một khoảng thời gian nghèo nàn lạc hậu của người đà Thành. Cứ mỗi đợt con nước nổi lên hay bão ‘’ghé thăm’’ nơi này thì thành phố lại mang trong mình nỗi niềm buồn da diết. Còn ngày nay, Đà nẵng lại được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam với sự văn minh, sự phồn hoa đô thị. Liên tiếp là những tòa nhà cao tầng mọc lên hai bên bờ sông, những cây cầu cũng được hoàn thành để nối bờ đông và bờ tây. Cuộc sống đã có một lực mới.
Nơi hoang vu phía Đông Nam của tượng đài 2/9 ngày trước, khi có việc bắt buộc đi qua người ta cũng phải thật nhanh chóng vội vàng để tránh những sự việc không may thì bây giờ lại là một trong những địa điểm thu hút được lượng Lữ khách ghé thăm cực kỳ lớn khi nơi này được quy hoạch thành trung tâm giải trí Sun World Danang Wonders.
Hình ảnh của bãi Bắc Sơn Trà với làn nước vẫn xanh trong, bờ cát trắng ôm theo triền núi thế nhưng xưa kia chưa nhận được sự chăm sóc của bàn tay con người nên chỉ có thể là nơi dành cho những cuộc dạo chơi thoáng qua. Ngày đó, khi đến với Sơn Trà, khách thăm quan chỉ dừng chân ngắm cảnh trong phút chốc rồi lại đi. Và hiện tại, vẫn là màu nước, là bãi biển thơ mộng đấy nhưng lại được tô điểm bằng viên ngọc mang tên InterContinental Danang Sun Peninsula Resort.
Trong ký ức xưa kia của nhiều người, Bà Nà núi chúa chỉ là một cái tên gợi nhắc sự hoang phế và đầy xác xơ khi tầng tầng lớp lớp mây che phủ những phế tích từ thời Pháp thuộc. Và khi nghĩ tới, người ta có chút gì đó xót xa, chạnh lòng cho một trong những khu nghỉ dưỡng hàng đầu Đông Dương trước kia bị chiến tranh vui dập để rồi chìm sâu trong lặng yên. Và rồi ngày nay, Bà Nà đã được đánh thức bởi khu vui chơi nghỉ dưỡng cao cấp Sun World Ba Na Hills với sự nguy nga tráng lệ của tòa lâu đài cao vút, những chò trơi giải trí hấp dẫn hay địa điểm tham quan đẹp như vườn hoa, hầm rượu, bảo tàng tượng sáp, nhà máy xúc xích…
Và chỉ mới được ra mắt vào tháng 6/2018, Cầu Vàng đã là một điều ‘’gây sốc’’ đối với toàn thế giới. Khi đó cái tên Đà nẵng được phổ biến và biết tới rộng rãi hơn. Giấc mơ trở thành điểm đến chương trình hàng đầu khu vực không còn xa tầm tay nữa. Lịch sử hành trình Đà Nẵng như sang một trang mới ngay tại chính núi chúa Bà Nà hoang tàn năm nào.
Thành phố Hưng Yên được xây dựng trên nền Phố Hiến xưa - nơi mà sử sách một thời đã ca ngợi "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Từ thế kỷ 16 Phố Hiến đã trở thành một thương cảng sầm uất tấp nập tàu, thuyền của các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Ðào Nha và các địa phương trong nước vào ra buôn bán. Niềm tự hào ấy vẫn còn vang vọng trong tâm trí mỗi người dân nơi đây.
Trong quán bún thang nổi tiếng ở gốc Cây Sanh, bà chủ quán say sưa kể lại với khách những dấu tích ngày xưa trong đó có cây cột đá để neo thuyền mới tìm thấy. Người dân rất có ý thức giữ gìn và góp công sức tôn tạo những di tích lịch sử, văn hóa. Hiện ở thành phố có tới hơn 100 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có hơn mười di tích cấp quốc gia. Ðền Mẫu nằm ở phường Quang Trung là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến xưa, bên phải là hồ Bán Nguyệt, phía trước là sông Hồng - nơi cập bến của tàu thuyền buôn bán. Ðặc biệt, ở đây có ba cây sanh, si, đa cổ thụ sống cộng sinh ngót tám trăm năm. Ba thân cây quấn lấy nhau như hòa làm một, thành thế kiềng ba chân vững chãi, cành lá vươn cao, sum suê che phủ toàn bộ ngôi đền, tạo ra cảnh thâm nghiêm, huyền bí. Dọc những con phố cổ cạnh chùa Hiến, đình Hiến, chợ Cầu, bến Ðá..., vẫn còn dấu tích của các thương nhân nước ngoài với những ngôi nhà, những khu mộ còn ghi rõ quốc tịch như: Ðông đô Hội Quán của người Trung Quốc, ngôi nhà cổ của một thương gia người Hà Lan, rồi chùa Thiên Hậu của người dân Phúc Kiến... Tất cả vẫn giữ nguyên kiến trúc và đồ thờ tự cách đây năm, sáu trăm năm. Hưng Yên cũng là một trong số ít thành phố có Văn Miếu. Văn Miếu Xích Ðằng, nơi ghi danh những người đỗ đại khoa trong gần 10 thế kỷ khoa cử Việt Nam (1075 - 1919). Hiện vật quý nhất là chín tấm bia đá ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên, với 228 vị đỗ đại khoa từ thời Trần đến khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học. Văn Miếu Xích Ðằng đã được trùng tu tôn tạo, trở thành biểu trưng của văn hóa, văn hiến đất Hưng Yên. Ðây chính là nơi tụ họp của sinh viên, học sinh vào các ngày 10 tháng giêng và 14-8 hằng năm để noi gương các bậc tiền nhân và tham gia dự lễ tuyên dương, trao thưởng học sinh giỏi.
Chúng tôi đến thành phố đúng dịp đầu xuân, các đường phố rộng thênh thang với những thảm cỏ xanh mướt trên các dải phân cách, những hàng cây tươi tốt bên đường. Quảng trường trung tâm thật rộng lớn, đủ các loại cây, hoa khoe sắc. Bên quảng trường là những ngôi nhà cao tầng hiện đại, với hàng đèn cao áp chạy dài tít tắp. Ban đêm quảng trường sáng rực cả vùng trời lung linh trong vẻ đẹp lộng lẫy. Nhiều người đi xa trở về thành phố đều sững sờ trước sự đổi thay quá nhanh trong xây dựng đô thị. Những năm gần đây, tỉnh đã tập trung sức đầu tư cho mảnh đất này, từ đường sá, cầu cống cho đến xây dựng nhà cửa, công sở. Hai chiếc hồ nhân tạo lớn An Vũ 1 và An Vũ 2 mất hàng năm đào đắp, nạo vét và trồng cây xanh ven hồ, đã trở thành lá phổi của thành phố, bảo đảm môi trường trong lành cho những khu đô thị mới. Công tác quy hoạch xây dựng bài bản đã tạo nên diện mạo một thành phố đẹp, khang trang hiện đại và có bản sắc riêng. Ði trên những con đường nhựa phẳng lì với những đường sơn chỉ dẫn trắng bóc, thỉnh thoảng lại xuất hiện những lá cờ hội bay phấp phới trên những đền chùa, miếu mạo. Có thể nói thành phố có mật độ di tích lịch sử, văn hóa đậm đặc được bảo vệ và tôn tạo rất công phu. Chính vì vậy thành phố mang dáng dấp hiện đại nhưng lại đậm mầu sắc dân tộc, khiến cho chúng tôi đứng giữa quảng trường trung tâm rực rỡ ánh điện mà vẫn luôn mường tượng về một Phố Hiến xưa với những con thuyền chen chúc dưới bến, với tiếng chuông chùa ngân nga khi không gian tĩnh lặng.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thế Ðắc cho biết: Ðể nâng cấp lên thành phố, được sự quan tâm của tỉnh, thị xã Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu, vừa đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt 18,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị sản xuất - dịch vụ, công nghiệp, sản xuất dịch vụ tăng 20,2%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 24%/năm. Hướng đi của thành phố trong thời gian tới là phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ, với mục tiêu phấn đấu trở thành một thành phố trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ðể thực hiện mục tiêu ấy, trước mắt thành phố còn rất nhiều việc phải làm. Muốn trở thành trung tâm, thành phố phải trở thành tâm điểm giao thông. Nhớ lại trước đây, mỗi lần đến thị xã Hưng Yên, ai cũng thấy ngại. Con đường 39 nối thị xã với quốc lộ 5 chỉ vỏn vẹn 38 km mà gây cho người ta cảm giác hãi hùng. Ðường hẹp và xấu, những ổ trâu, ổ gà liên tiếp nối nhau, xe khách chạy vừa chậm vừa chồm lên nghiêng ngả, đến thị xã, con sông Hồng chặn ngay trước mặt và thị xã rơi vào thế "ngõ cụt". Nay đường số 39 đã rộng thênh thang, thảm nhựa phẳng phiu, cầu Yên Lệnh sừng sững vắt qua sông Hồng với hai hàng đèn cao áp rực sáng trong đêm. Những con đường lớn đã nối thành phố với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình. Những chuyến xe từ phía nam đã ùn ùn kéo nhau qua cầu Yên Lệnh để tỏa đi các nơi mà không cần phải vòng qua Hà Nội. Nhà nước đang tiến hành thực hiện dự án xây dựng trục kinh tế bắc - nam, với những con đường, cây cầu hiện đại sẽ nối thành phố với đường 5 mới và khi hoàn thành thì từ TP Hưng Yên qua cầu Thanh Trì, đến Hà Nội đi bằng ô-tô chỉ mất khoảng 30-40 phút. Tâm điểm giao thông sẽ tạo thế trung tâm cho thành phố, với những con đường thuận tiện tỏa khắp bốn phương.
Dấu ấn Phố Hiến xưa cùng với con người và sản vật của Hưng Yên đã tạo ra tiềm năng du lịch lớn cho thành phố. Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, từ xưa đã sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, nghệ sĩ chèo Nguyễn Ðình Nghị... Hưng Yên có nhiều đặc sản và văn hóa ẩm thực nổi tiếng, đặc biệt là nhãn lồng Phố Hiến được coi là vua của các loại nhãn. Cùi nhãn dày trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Hiện nay, trước cửa chùa Hiến có cây nhãn mấy trăm năm tuổi, nhân dân thường gọi là nhãn Tổ. Tiếp theo đó là sen, không chỉ là một loài hoa đẹp mà tất cả các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh. Hạt "gạo" trong hoa sen dùng để ướp trà có hương thơm đặc biệt. Nhiều gia đình trong thành phố giàu lên nhờ nghề ướp chè sen, chế biến hạt sen thành mứt sen và nấu chè sen long nhãn. Thành phố có hiệu bún thang Thế Kỷ lúc nào cũng đông khách. Cửa hàng của bà chủ vốn không có biển hiệu mà khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà đã tồn tại có tới trăm năm... Thời gian vừa qua, Hưng Yên đã quan tâm khai thác tiềm năng du lịch của thành phố như tổ chức thành công lễ hội dân gian Phố Hiến năm 2008, thu hút hàng nghìn du khách. Mùa xuân này, các lễ hội ở đền chùa cũng gây sự chú ý của khách thập phương. Thành phố cũng nâng cấp Ðoàn chèo thành Nhà hát chèo Hưng Yên, vì nơi đây chính là cái nôi của nghệ thuật chèo. Chủ tịch UBND thành phố Ðỗ Xuân Tuyên cho biết: Ðể thành phố Hưng Yên thật sự là điểm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch của thành phố cần tăng cường công tác quảng bá, tạo ra những sự kiện nổi bật để thu hút khách. Việc đi lại đã thuận tiện hơn trước nhiều, nhưng khâu dịch vụ chưa được đầu tư thỏa đáng, còn thiếu nhà hàng, khách sạn, nơi vui chơi giải trí và chưa có sự phục vụ chuyên nghiệp. Nhân nói đến việc thúc đẩy du lịch là nhân tố hướng tới mục tiêu là thành phố trung tâm, Chủ tịch vui mừng cho biết thêm:
- Mới đây Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng ý chủ trương xây dựng khu đại học Phố Hiến tại tỉnh Hưng Yên để đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng khu vực Hà Nội. Quy hoạch khu đại học Phố Hiến gắn liền với việc quy hoạch thành phố Hưng Yên. Khi thành phố có khu đại học trên diện tích một nghìn ha sẽ thu hút sinh viên ở các vùng lân cận, biến thành phố trở thành một trung tâm giáo dục, mở thêm khả năng phát triển dịch vụ. Hiện nay, thành phố đã có Trường đại học Chu Văn An và đang thành lập Trường đại học Sơn Nam, nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.
Việc nâng cấp từ thị xã lên thành phố đang đòi hỏi cán bộ và nhân dân nơi đây nâng cao hơn nữa nhận thức và tầm nhìn để tìm ra những bước đi đúng, những biện pháp có hiệu quả, để thành phố Hưng Yên không ngừng phát triển bền vững, phát huy truyền thống Phố Hiến, nơi xưa kia đã từng là thương cảng lớn nhất Ðàng Ngoài.