https://kevesko.vn/20230309/tham-sat-phong-nhat-phong-nhi-han-quoc-khang-cao-vu-boi-thuong-cho-nan-nhan-viet-nam-21662167.html
Hiểu thế nào về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh
Khoản 35 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về thu hồi đất như sau:
35. Nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người đang sử dụng đất hoặc thu lại đất đang được Nhà nước giao quản lý.
Theo đó, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng
Liên quan đến mục đích quốc phòng, an ninh, đây là một trong các lý do để Nhà nước tiến hành thu hồi đất.
Cụ thể, theo Điều 78 Luật Đất đai 2024, Nhà nước sẽ tiến hành việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh trong những trường hợp sau:
(1) Làm nơi để đóng quân/trụ sở làm việc.
(3) Làm công trình phòng thủ quốc gia/trận địa/công trình đặc biệt về quốc phòng an ninh.
(4) Làm ga/cảng/công trình thông tin cho quân sự, an ninh.
(5) Làm công trình công nghiệp, khoa học & công nghệ, thể thao, văn hóa để phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh.
(6) Làm kho tàng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
(7) Làm trường bắn, thao trường, bãi hủy vũ khí, bãi thử vũ khí.
(8) Làm cơ sở đào tạo/trung tâm huấn luyện/bồi dưỡng nghiệp vụ/cơ sở điều dưỡng/an dưỡng/nghỉ dưỡng & phục hồi chức năng, cơ sở khám chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân
(9) Làm nhà ở công vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân
(10) Làm cơ sở giam giữ/tạm giam/tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng, khu cải tạo/lao động/hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên và học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Như vậy, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp nêu trên được xác định là thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Việc Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh ngoài việc phải thuộc 1 trong những trường hợp nêu trên phải thỏa mãn 1 trong những trường hợp được quy định tại Điều 80 Luật Đất đai 2024 như sau:
- Dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được phê duyệt;
- Dự án đã có quyết định đầu tư/quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Dự án đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư/quyết định chấp thuận nhà đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng;
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh.
Thảm sát Phong Nhất-Phong Nhị: Hàn Quốc kháng cáo vụ bồi thường cho nạn nhân Việt Nam
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của Toà án Quận trung tâm Seoul yêu cầu bồi thường cho nạn nhân chiến tranh Việt Nam liên quan vụ thảm sát Phong Nhất - Phong Nhị, Quảng Nam năm 1968, theo Reuters.
Việc giới chức Hàn Quốc đưa ra phản ứng chính thức kháng cáo lại quyết định của toà án đồng nghĩa với việc vụ kiện của bà Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân mất gia đình trong vụ thảm sát 74 người do Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 2 của Hàn Quốc thực hiện tại làng Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An, tỉnh Quảng Nam, năm 1968, có khả năng sẽ phải kéo dài.
Ngày 9/3, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông tin cho biết Chính phủ nước này đã ra quyết định kháng cáo phán quyết của tòa Seoul (đầu tháng 2/2023), không chấp thuận việc bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh Việt Nam.
Theo Reuters, Chính phủ Hàn Quốc kháng cáo lại quyết định của toà Seoul yêu cầu bồi thường cho nạn nhân Việt Nam, với cáo buộc thực hiện tội ác tàn bạo
, khi khoảng 300.000 lính đánh thuê Hàn Quốc tham chiến cùng các lực lượng Quân đội Mỹ năm 1968, Bộ Quốc phòng cho biết hôm thứ Năm (ngày 9/3).
Trước đó, Tòa án Quận trung tâm Seoul hồi tháng 2/2023 đã ra phán quyết yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường khoảng 30 triệu won (khoảng 22.730 USD) và các khoản tiền lãi phụ bổ sung do quá trình bồi hoàn chậm trễ cho nạn nhân Nguyễn Thị Thanh, người phụ nữ may mắn sống sót sau các cuộc tấn công tàn ác của lính Hàn Quốc nhằm vào dân thường năm 1968.
Cần nhấn mạnh rằng, phán quyết của Toà án Quận trung tâm Seoul đánh dấu lần đầu tiên một toà án Hàn Quốc thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của Chính phủ nước này và yêu cầu bồi thường cho những nạn nhân vụ thảm sát năm 1968 ở làng Phong Nhất- Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Phiên toà với phán quyết lịch sử cũng được coi là sự thừa nhận lần đầu tiên về trách nhiệm pháp lý của Hàn Quốc đối với các tội ác trong chiến tranh mà quân đội nước này đã gây ra trong quá khứ.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định với Reuters rằng: “Chúng tôi sẽ hợp tác đầy đủ và chặt chẽ trong quá trình xét xử vụ án dưới sự tham vấn liên tục với các cơ quan hữu quan để nhận được phán quyết phúc thẩm xác đáng dựa trên cơ sở thực tế”.
Bà Nguyễn Thi Thanh, 63 tuổi, đã đệ đơn kiện chính phủ Hàn Quốc từ hồi năm 2020 để đòi bồi thường khoảng 30 triệu won.
Nạn nhân người Việt Nam này cho biết, bà đã phải chịu nỗi đau mất người thân trong gia đình và cùng nhiều vết thương khi lính thủy đánh bộ Hàn Quốc thực hiện cuộc tàn sát khoảng 70 thường dân tại quê hương bà ở tỉnh Quảng Nam, miền trung Việt Nam năm 1968.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, lính đánh thuê Hàn Quốc tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam cùng với Quân đội Hoa Kỳ đã gây ra nhiều vụ thảm sát hàng nghìn người dân vô tội ở Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận.
Trong đó, lịch sử chiến tranh Việt Nam cũng đã ghi lại vụ thảm sát Phong Nhất – Phong Nhị năm 1968. Hồ sơ thể hiện, năm Mậu Thân 1968, lực lượng lính đánh thuê thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 2 (Lính thuỷ đánh bộ) Hàn Quốc đã xả súng thảm sát 74 người ở làng Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An, tỉnh Quảng Nam của Việt Nam.
Tại phiên toà ngày 7/2, Hội đồng xét xử Toà án Quận trung tâm Seoul thừa nhận rằng ‘ngày 12/2/1968, binh lính thuộc Đại đội 1, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến của quân đội Hàn Quốc sát hại hơn 70 dân thường ở làng Phong Nhị, trong đó có người thân của nguyên đơn (bà Nguyễn Thị Thanh)’.
Tòa Seoul bác bỏ quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc rằng họ được miễn trừ đối với vụ kiện đòi bồi thường của một công dân Việt Nam, đồng thời chỉ rõ, sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong vụ thảm sát chưa được chứng minh rõ ràng, hay vụ nổ súng là "hành động chính đáng do tính chất đặc biệt của cuộc chiến”. Tức tính chính nghĩa trong hành động của lực lượng lính đánh thuê Đại Hàn bị phủ nhận.
Như Sputnik đã thông tin, ngày 9/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, bình luận về phán quyết của tòa án Seoul đối với nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhất – Phong Nhị, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt cho biết, “đây là một trong nhiều vụ thảm sát mà quân đội nước ngoài gây ra tại một số địa phương” của Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX.
“Liên quan đến phán quyết của toà án Seoul, chúng tôi quan tâm đến phán quyết này và rất coi trọng, bảo vệ đến quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam”, - ông Việt nói.
Tuy nhiên, theo ông Việt, trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn phát triển mối quan hệ đối tác cùng có lợi với Hàn Quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có kiện hoặc có biện pháp pháp lý với Hàn Quốc sau phán quyết này hay không, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết:
“Trên tinh thần gác lại quá khứ và hướng đến tương lai, Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc”.