Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần, bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Những yêu cầu cơ bản ở vị trí nhân viên thủ kho
Tuy trông có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, công việc thủ kho lại không hề dễ dàng, có ảnh hưởng lớn đến tình trạng hoạt động cũng như mức doanh thu đạt được của một doanh nghiệp, đòi hỏi tính chính xác, sự tỉ mỉ cao.
Muốn thực hiện tốt công việc này, nhân viên làm việc tại vị trí thủ kho cần đảm bảo các yêu cầu sau đây.
Giống như các công việc khác, thủ kho cũng có những KPI riêng. Cụ thể:
- Đảm bảo các yêu cầu về thời gian vận chuyển hàng hóa từ nơi khởi hành (tùy thuộc vào từng đợt hàng, có thể là tại nhà cung cấp hay cảng,...) đến kho và ngược lại.
- Giao hàng đúng hạn, đảm bảo tốt các yêu cầu về mặt số lượng lẫn chất lượng hàng hóa khi giao với một tỷ lệ cụ thể.
- Không có sai sót trong các yêu cầu về hóa đơn, chứng từ.
KPI công việc của nhân viên làm ở vị trí thủ kho - Ảnh: Internet
- Xác định được thời gian mua hàng trung bình cho từng loại.
- Xác định được tỷ lệ hàng hóa bị hỏng trong kho để có thể đưa ra phương án khắc phục kịp thời.
- KPI về hiệu suất kho hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ.
Thực hiện những thủ tục đặt hàng của kho
- Lập đơn hàng nhập khẩu, phiếu yêu cầu mua hàng theo đúng kế hoạch định kỳ.
- Thực hiện thủ tục mua hàng, sau đó theo dõi quá trình hàng hóa được nhập kho.
Theo dõi tình trạng hàng tồn kho
Cụ thể, nhân viên làm việc tại vị trí thủ kho cần đảm bảo mọi loại hàng hóa đều có định mức tồn kho tối thiểu và theo dõi chúng mỗi ngày. Trong trường hợp có sự biến động về lượng hàng nhập, xuất khẩu, thủ kho cần đề xuất với ban giám đốc về việc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu.
Nhân viên làm việc tại vị trí thủ kho cần theo dõi thường xuyên tình trạng hàng tồn kho - Ảnh: Internet
Thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất - nhập hàng hóa
- Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ có liên quan đến hoạt động xuất, nhập hàng hóa khi có yêu cầu theo đúng quy định.
- Thực hiện xuất, nhập hàng hóa theo quy định khi có yêu cầu.
- Ghi lại cũng như lưu trữ phiếu xuất, nhập kho.
- Nhận, lưu rồi chuyển các chứng từ xuất hàng, nhập hàng cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận mua hàng theo đúng quy định.
- Theo dõi lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho mỗi ngày, sau đó đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Một số công việc khác có liên quan
Ngoài ba công việc nêu trên thì nhân viên thủ kho còn đảm nhận các công việc sau đây:
- Phối hợp với nhân viên quản lý kho trong việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo đúng hướng dẫn và quy định của nhà sản xuất nhằm tránh tình trạng hàng bị đổ, ướt, hư hỏng, vỡ,...
- Đảm bảo các nguyên tắc an toàn cũng như phòng cháy chữa cháy bên trong kho.
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến kho hàng một cách chính xác, đầy đủ khi có yêu cầu từ ban giám đốc hoặc trưởng bộ phận.
- Đề xuất sáng kiến, giải pháp quản lý kho tối ưu.
Mô tả công việc nhân viên thủ kho
Tùy vào đơn vị mà lượng công việc chi tiết cần làm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nhiệm vụ của nhân viên thủ kho nhà hàng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung đều bao gồm những đầu công việc sau đây.
Điều kiện ứng tuyển nhân viên thủ kho
Để ứng tuyển vào vị trí nhân viên thủ kho, bạn cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Độ tuổi: Người lao động không dưới 22 tuổi.
- Bằng cấp: Đã tốt nghiệp trung cấp trở lên ở các chuyên ngành như kế toán, thương mại hoặc kinh tế.
- Kinh nghiệm: Có sự am hiểu nhất định về nghiệp vụ quản lý kho.
- Kỹ năng mềm: Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý kho, tin học văn phòng như Excel, Word,...
- Yêu cầu khác: Có sự sáng tạo, năng động, kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt, cần trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
Nhân viên thủ kho là ai? Nhân viên thủ kho thuộc bộ phận nào?
Nhân viên thủ kho là người làm việc ở bộ phận kho, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khâu liên quan đến quản lý kho hàng cũng như phần hàng hóa hiện lưu trữ trong kho, từ khâu nhập kho, bảo quản, lưu trữ đến xuất kho sao cho đảm bảo tốt các yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng hàng. Qua đó, giúp công ty tránh khỏi tình trạng thất thoát do hư hỏng, bể vỡ, gian lận,... đáp ứng mục đích của hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Theo định kỳ (có thể là mỗi quý, mỗi tháng hay mỗi tuần), nhân viên quản lý kho sẽ tiến hành kiểm kho và làm báo cáo về số lượng hàng hóa tồn kho.