Theo Điều 8 Thông tư 42/2015/TT-BYT quy định như sau:
TCDN - Từ nay đến năm 2030, Hải Dương sẽ phát triển 10 sân golf ở các huyện, thành phố. Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Hải Dương sẽ phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
Quy hoạch xác định tỉnh Hải Dương phát triển hệ thống 28 đô thị, trong đó có 14 đô thị hiện trạng và thêm 14 đô thị mới.
Công nghiệp tỉnh Hải Dương sẽ phát triển theo 3 vùng. Vùng công nghiệp động lực (lõi trung tâm) tại các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Cẩm Giàng, một phần huyện Ninh Giang và tại TP Hải Dương.
Vùng công nghiệp hỗ trợ tại TP Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng và một phần huyện Ninh Giang. Vùng công nghiệp nặng, chế biến nông lâm thủy sản và năng lượng sạch tại TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Tứ Kỳ ...
Về du lịch, Hải Dương sẽ phát triển du lịch theo hướng chú trọng du lịch tâm linh văn hóa và du lịch sinh thái, đẩy mạnh hình thành liên kết với các điểm du lịch khác để hình thành cung đường du lịch tâm linh văn hóa hay du lịch sinh thái nội tỉnh và liên tỉnh.
Trong đó, Hải Dương sẽ có du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh ở phía bắc tỉnh; du lịch sinh thái gắn với đặc sản, sản phẩm đặc thù ở khu vực Thanh Hà và du lịch golf. Theo đó, định hướng tới năm 2030 Hải Dương có thêm khoảng 10 sân golf.
(PLO)- Hải Dương xây dựng quy hoạch tỉnh thành 4 vùng liên huyện, với mục tiêu cho tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng nay 12-7, HĐND tỉnh Hải Dương khai mạc kỳ họp giữa năm, trong đó sẽ xem xét quyết định quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cũng như các tỉnh, thành khác trên cả nước đang bám sát quy hoạch quốc gia để xây dựng quy hoạch tổng thể cho địa phương mình, tờ trình của UBND Hải Dương đưa ra một số mục tiêu tổng quát, như đến năm 2030, phấn đấu là tỉnh công nghiệp hiện đại, là trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước. Trong đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc và đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương.
Xa hơn, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng. Là một đô thị hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
Hải Dương phấn đấu đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Thành Chung
Để được như vậy, Hải Dương xác định từ nay đến 2030, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm. GRDP bình quân/người đạt khoảng 180 triệu đồng (giá hiện hành); tỷ trọng kinh tế số chiếm 35% GRDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 582.000 tỷ đồng
Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 2,55 triệu người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp. 100% dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. 100% chất thải rắn thông thường được thu gom và xử lý bằng công nghệ tiên tiến. 100% nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, các bệnh viện được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 55%, hạ tầng phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Trục phát triển và 4 vùng liên huyện
Dự thảo quy hoạch xác định 4 trục phát triển không gian gồm Bắc - Nam; Đông - Tây trung tâm tỉnh; trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh và trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông. Cùng với đó là bốn vùng liên huyện với ưu tiên khác nhau về phát triển.
Cụ thể, vùng trung tâm (vùng 1) gồm toàn bộ không gian phát triển của thành phố Hải Dương và các huyện Nam Sách, Gia Lộc. Đây là vùng đô thị dịch vụ tổng hợp trung tâm với thành phố Hải Dương là đô thị tổng hợp đa ngành, trung tâm chính trị hành chính của tỉnh, trung tâm kinh tế đa ngành.
Vùng phía Tây (vùng 2) gồm toàn bộ không gian phát triển của các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, là phân vùng phát triển công nghiệp tập trung với quy mô lớn của tỉnh Hải Dương.
Vùng phía Đông Nam (vùng 3) gồm toàn bộ các huyện Thanh Hà, Ninh Giang, Tứ Kỳ, là vùng phát triển nông nghiệp đặc sản gắn với sản xuất hàng hoá, phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ theo hướng tiên tiến.
Vùng phía Bắc (vùng 4) gồm toàn bộ thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành. Đây là vùng phát triển tổng hợp đa ngành với các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc của tỉnh, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, xây dựng đô thị theo theo đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại, đáng sống.
Tại vùng này, phát triển công nghiệp - xây dựng là mũi nhọn; thương mại, dịch vụ, du lịch là quan trọng; nông, lâm, thủy sản là nền tảng, hỗ trợ phát triển bền vững. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh, liên kết du lịch gắn với hành lang du lịch Nội Bài - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh.
Sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế
Nghị quyết của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này.
Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Trường hợp HĐND quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND được bầu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì thường trực HĐND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch HĐND quận theo đề nghị của thường trực HĐND thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời. UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.
Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua ngày 30/11.
Theo nghị quyết này, thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên hơn 4.900km2 và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghị quyết nêu, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra ảnh hưởng, sức bật mới cho địa phương này phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa.
Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Thừa Thiên Huế luôn giữ vai trò, vị thế quan trọng, giúp kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam; có bề dày lịch sử, văn hóa, được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế; chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ, văn minh của dân tộc.
Huế từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1801) và là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945).
Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh (Ảnh: Hoàng Quý).
Đề án xác định, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt, một trong những đô thị quan trọng của Việt Nam. Các di sản văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc đặc trưng của Huế mang tầm vóc lớn, đại diện cho một giai đoạn phát triển của dân tộc, có tính đặc trưng riêng so với các địa phương khác của cả nước cũng như các quốc gia khác.
Đề án nêu rõ, đây là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, thuộc 3 loại hình khác nhau, gồm di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, từng viết: "Huế là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, từ vùng đất biên viễn nổi danh là xứ "Ô Châu ác địa" biến thành trung tâm đô thị văn minh mới của người Việt trên con đường mở đất về phương Nam thế kỷ XVII-XVIII".
"Sức hấp dẫn lớn nhất của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử, thành phố vẫn bảo tồn được chân dung của một kinh đô, "một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị" với hàng trăm công trình tinh vi, tuyệt mỹ, phong phú, đa dạng. Đó chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của Huế, nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước", Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) mô tả trong một cuộc hội thảo.
Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản Huế đã đến mức bền vững (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá, đô thị Huế là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.
Nhờ vậy, theo vị này, Huế còn được biết đến với các danh hiệu: một điểm đến 8 di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố bền vững môi trường ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN và thành phố Xanh quốc gia.
"Trong không gian đô thị dành cho di sản, văn hóa, quần thể di tích đã được UNESCO công nhận, mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên với thời gian. Những công trình kiến trúc lịch sử ngày càng được làm đẹp hơn, giúp cho bức tranh văn hóa, di sản đất cố đô thêm hoàn hảo", ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề Huế cần phải giải quyết, trong đó thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Hiếu).
"Trong định hướng bảo tồn, phát triển và sự cân bằng giữa hai khái niệm đó, Thừa Thiên Huế đã và đang thay đổi. Những gì thuộc về di sản, chúng tôi giữ gìn, tôn tạo để phát triển một không gian đô thị xanh, sinh thái độc đáo bên cạnh dòng sông Hương.
Không gian đô thị đó được xem là giá trị đặc biệt hiếm có của thế giới. Rất nhiều người khẳng định, người Huế quá may mắn được sống và hít thở trong bầu không khí đậm màu sinh thái văn hóa, niềm ước ao của tất cả các quốc gia phát triển trên phạm vi toàn cầu", ông Phương cho hay.
Huế đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: Đình Hoàng).
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình thành phố trực thuộc Trung ương được định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc. Huế sẽ phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa.
"Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại", ông Phương nói.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quá trình phát triển, địa phương luôn chú trọng quy hoạch phát triển đô thị, định hình, xác định rõ các không gian phát triển, khu vực dồn nén đô thị, bảo vệ cảnh quan, di sản, cũng như vùng tập trung phát triển các khu chức năng.
Theo ông Phương, Huế đã quy hoạch, xây dựng được các không gian đô thị, không làm ảnh hưởng đến khu vực có di tích. Việc này nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Dự án đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (Ảnh: Vi Thảo).
Cũng theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, Huế huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại. Các dự án trọng điểm, như tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài,... được tập trung đẩy nhanh tiến độ, tạo sự lan tỏa, kết nối, mở ra không gian, động lực phát triển mới.
Đặc biệt, theo ông Phương, Thừa Thiên Huế tập trung hoàn thành đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị…; tiếp tục triển khai các dự án trùng tu, bảo tồn di tích cố đô Huế, di tích xuống cấp nghiêm trọng.
"Tỉnh tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp phù hợp với lợi thế của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng", ông nói.
Huế nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây với hệ thống giao thông khá đồng bộ (Ảnh: Vi Thảo).
Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương của Chính phủ, Thừa Thiên Huế được xác định là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây, nằm giữa Hà Nội và TPHCM, hai trung tâm kinh tế phát triển nhất đất nước. Cùng với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,…
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước.