Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý ham lợi nhuận cao của khách hàng, nhiều công ty đã đưa ra các gói sản phẩm đầu tư với mức lãi suất cao vượt trội so với thị trường. Điều đáng nói, những chiêu trò này liên tục được các chuyên gia, cơ quan công an cảnh báo nhưng nhiều người vẫn mất trắng số tiền lớn vì nhẹ dạ cả tin.
Tài liệu luyện thi lý thuyết lái xe Massachusetts tiếng Việt
Bạn có thể làm thử bài kiểm tra thi lý thuyết lái xe massachusetts bằng tiếng Anh tại đây.
Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học Quốc gia do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (CL&CSTC), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường Đại học Thương mại) đồng tổ chức sáng ngày 09/6/2020 tại Hà Nội, dưới sự đồng chủ trì của TS. Lê Thị Thùy Vân (Trưởng ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện CL&CSTC), PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung (Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại), TS. Đinh Thị Thanh Vân (Phó Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo của ba đơn vị chủ trì, lãnh đạo các trường đại học và giảng viên khối ngành kinh tế - tài chính, nhà khoa học và nghiên cứu viên trong và ngoài ngành Tài chính, cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên đây lại là một khái niệm còn mới tại các nước đang phát triển. Chủ đề “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới” có ý nghĩa rất lớn khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh hưởng ở nhiều cấp độ khác nhau tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Việc trang bị những kiến thức, sự hiểu biết về tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân lúc này trở nên cấp thiết đối với cá nhân nói riêng và xã hội nói chung để có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững. Do đó, Hội thảo tập trung thảo luận về một số vấn đề gồm: (1) Quản lý chi tiêu, tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tài sản cá nhân; quản lý tài chính gia đình (xác lập mục tiêu và tổ chức tài chính gia đình, cân bằng các nhu cầu và giải quyết xung đột về tài chính gia đình, tài chính cá nhân trong các tình huống pháp lý, tài chính cho trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tiết kiệm cho kế hoạch học tập, tài chính gia đình bền vững…; (2) An ninh tài chính cá nhân (các hành vi lừa đảo, các rủi ro và nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân, các vấn đề về an ninh thông tin và quyền riêng tư trong quản lý, kiểm soát và minh bạch tài chính cá nhân); (3) Thực trạng và những vấn đề đặt ra về giảng dạy, phổ cập kiến thức về tài chính cá nhân trong bối cảnh mới; (4) Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân; (5) Các hành vi tài chính cá nhân khi lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường, ứng phó với các thay đổi của môi trường, đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid-19 hiện nay.
Tại Hội thảo, bà Đinh Thị Thanh Vân chia sẻ, hiện nay đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân còn ở con số khá khiêm tốn. Một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những hiểu biết cần thiết về tài chính, cũng như quản trị tài chính cá nhân. Các cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam còn chưa dành sự quan tâm tới quản trị tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo về kiến thức tài chính. Các văn bản pháp quy liên quan tới các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân vẫn chưa đầy đủ. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện phổ cập giáo dục tài chính cho một số tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương, trong đó chú trọng đến giáo dục tài chính sớm cho trẻ em và giáo dục kiến thức tài chính cho người nghèo.
Đồng tình quan điểm này, ông Phạm Xuân Hòe, Viện Chiến lược Ngân hàng nhấn mạnh, thậm chí nên đưa giáo dục tài chính cá nhân ngay vào bậc mẫu giáo.
Về vấn đề bảo hiểm trong môi trường giáo dục, ông Ngô Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho biết, bảo hiểm là một trong những công cụ để bảo hiểm tài chính cá nhân. Việc mua bảo hiểm không phải là vấn đề khó đối với học sinh, sinh viên và người lao động, nhưng đa số sinh viên và người đi làm không có thói quen mua bảo hiểm nên khi rủi ro thường không có nguồn tài chính để chi trả. Việc phổ biến bảo hiểm học đường đóng vai trò hết sức quan trọng môi trường giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân cũng đang là xu hướng mới hiện nay. Ông Nguyễn Đức Huy, Phó Giám đốc Khối ngân hàng số, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội cho biết, trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp fintech phát triển. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ đạo là lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là các dịch vụ như cho vay ngang hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử. Các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã phát triển mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng số hầu như chưa được phát triển do những khó khăn về công nghệ, nhân lực.
Ngoài ra, một vấn đề mà xã hội cũng đang rất quan tâm là an ninh tài chính cá nhân, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ tài chính trên phạm vi toàn cầu. Những rủi ro trong quản lý tài chính cá nhân, các hành vi lừa đảo, những vấn đề liên quan đến xâm phạm bí mật thông tin riêng tư… có nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân ngày càng tinh vi và phức tạp.
Trao đổi xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại cho biết, cùng với sự phát triển của đất nước, các vấn đề về dịch vụ xã hội cũng cần được quan tâm phát triển trước nhu cầu ngày càng cao, vì nếu không sẽ dẫn tới sự mất cân đối trong xã hội. Trong đó, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là hai chính sách quan trọng, là trụ cột chính của an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Để bảo hiểm y tế phát huy tốt vai trò thì việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm là rất quan trọng. Ông Bình đưa ra một số đề xuất, đó là cần nâng cao công tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế cho đúng đối tượng, đúng thành phần, hướng đến đối tượng chính là nông dân, học sinh, sinh viên, lao động tự do; cần xây dựng một cơ cấu phí tham gia bảo hiểm y tế hợp lý; không nên cào bằng mức phí cho tất cả các đối tượng mà cần chia ra nhiều mức phí, căn cứ theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe ban đầu, số năm đóng bảo hiểm.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ thêm xoay quanh các chủ đề đã được các báo cáo viên, đại biểu tham dự đưa ra thảo luận, trao đổi. TS. Lê Thị Thùy Vân cho biết, qua hội thảo khoa học này, có nhiều đề xuất hay đã được gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách làm căn cứ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm đổi mới nhận thức, cũng như phát triển các mô hình tài chính cá nhân trong thời gian tới.
Trên cơ sở xác định được vai trò quan trọng của hoạt động truyền bá các kiến thức cơ bản tài chính cá nhân đối với trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tài chính gia đình bền vững, cần xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính, nâng tầm hiểu biết về tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, việc phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân, các hành vi tài chính cá nhân khi ứng phó với các thay đổi của môi trường là những nội dung cần triển khai sớm trong thời gian tới.