50 + Những câu slogan hay nhất trong lĩnh vực kinh doanh

Theo cách của bạn – Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào năm 1989.

Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam (với hơn 70 triệu khách hàng).

Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động; Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động,…

Slogan của Viettel “Theo cách của bạn” truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Bên cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way”.

Nếu trước đây, khẩu hiệu cũ hàm ý khách hàng muốn Viettel phục vụ gì thì cần nói ra, nhưng với slogan hiện tại thì khách hàng không cần nói nữa mà Viettel hiểu ý và phục vụ tức thời. Để bắt kịp cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Viettel ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa với AI, Big Data và Robotics. Từ đó, họ có thể hiểu khách hàng dù họ “không cần nói”, ở bất kỳ lĩnh vực nào Viettel cung cấp.

Những câu Slogan hay nói về người tiêu dùng và khách hàng

Trong khía cạnh chăm sóc khách hàng, Slogan cũng được xem là một công cụ hữu hiệu. Bởi lẽ, chúng được xem như một lời tri ân sắc từ các doanh nghiệp gửi đến khách hàng. Do đó, trên những ấn phẩm quảng cáo hiện nay, nhiều người cũng rất chú trọng vào việc tạo ra một Slogan hay và ấn tượng để gửi đến khách hàng. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi nhìn qua một số gợi ý dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn.

Những câu Slogan hay phải hội tụ những yếu tố nào?

Một doanh nghiệp có thể tăng doanh thu lên tới hơn 30% nếu biết sử dụng slogan của mình trong các chiến dịch marketing. Nhận biết được tầm quan trọng của slogan, chúng tôi xin đưa ra 4 yếu tố chính tạo nên một câu slogan hay dưới đây:

It’s finger licking good (Vị ngon trên từng ngón tay) – KFC

KFC là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán có trụ sở đặt tại Louisville, Kentucky. Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới và chỉ đứng sau McDonald’s với tổng cộng gần 25.000 nhà hàng tại 145 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Slogan của KFC đã tồn tại được 64 năm, và cho đến nay vẫn được sử dụng. Với khẩu hiệu “It’s finger licking good (Vị ngon trên từng ngón tay)”, chuỗi cửa hàng này khẳng định cốt lõi làm nên thành công đó chính là hương vị. Họ tin rằng câu nói này trở nên nổi tiếng và phổ biến là vì nó hoàn toàn đúng, với công thức bí mật bao gồm 11 loại thảo mộc và gia vị đã giúp thương hiệu này trường tồn trong suốt 64 năm.

Câu nói này không chỉ khẳng định chất lượng, hương vị của KFC, mà còn kích thích vị giác của bất kỳ ai ngay khi đọc slogan này và lôi kéo họ vào thưởng thức. Bên cạnh đó, slogan còn cho thấy vị ngon khó cưỡng lại ngay ở miếng cuối cùng, hay trên cả ngón tay.

Đây là một slogan thành công, tạo tầm ảnh hưởng rộng rãi. Mỗi khi nhắc tới KFC, chúng ta đều nghĩ ngay tới khẩu hiệu này, và ngược lại.

Phản ánh chính xác giá trị của thương hiệu và sản phẩm

Một Slogan hay và có giá trị khi chúng tóm tắt chính xác giá trị cốt lõi mà thương hiệu hoặc sản phẩm đang sở hữu. Ví dụ, Slogan “The Ultimate Driving Machine” của BMW không chỉ là một tuyên bố về chất lượng sản phẩm mà còn là sự hứa hẹn về một trải nghiệm lái xe đặc biệt. Trong đó, từ “Ultimate” (tối ưu) đóng vai trò làm nổi bật chất lượng cao cấp mà BMW mang lại. Đồng thời tạo ra ấn tượng về sự độc đáo và xuất sắc trong khía cạnh kết hợp ngôn ngữ. Từ đó giúp câu văn này được ví như một lời kêu gọi người dùng chú ý đến chất lượng sản phẩm trải nghiệm lái xe không giới hạn của thương hiệu.

Nhìn chung, sự phản ánh rõ ràng về giá trị cốt lõi của thương hiệu trong Slogan giúp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu. Từ đó, công cụ này giúp tạo nên một mối liên kết tinh tế giữa sản phẩm và người tiêu dùng. Thậm chí, nó còn biến Slogan trở thành một phần không thể thiếu của việc xây dựng nhận thức và lòng trung thành đối với thương hiệu của mọi doanh nghiệp.

Sự thành công của một Slogan hay không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông điệp mà còn phải khắc sâu ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng. Để đạt được điều này, Slogan cần phải sử dụng một loạt các yếu tố sáng tạo, từ ngôn ngữ mạnh mẽ cho đến hình ảnh và âm thanh hiệu quả.

Chẳng hạn, “I’m Lovin’ It” của McDonald’s là một ví dụ rõ ràng về cách Slogan có thể tạo ra ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng. Câu này không chỉ là một chuỗi từ ấn tượng, mà còn là một câu khẩu hiệu mang lại cảm giác toàn diện. Bởi, từ “Lovin’” thực chất là một tự chỉ hành động và trạng thái hạnh phúc. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tinh thành tích cực. Đồng thời kết nối tích cực với trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tại McDonald’s.

Các mẫu câu Slogan hay và ấn tượng mà bạn không nên bỏ qua

Ngoài việc tự tạo ra một câu Slogan ấn tượng thì quý bạn đọc cũng có thể biến tấu từ các gợi ý dưới đây.

Just do it (Cứ làm đi) – Nike

Nike là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất và kinh doanh may mặc, giày dép, phụ kiện, thiết bị và dịch vụ trên toàn thế giới. Trụ sở chính trên thế giới của công ty nằm gần Beaverton, Oregon, tại khu đô thị Portland (Hoa Kỳ). Thương hiệu này cũng là nhà sản xuất thiết bị thể thao lớn và là một trong những nhà cung cấp giày và quần áo thể thao lớn nhất thế giới. Hiện tại, Nike có các cửa hàng phân phối trên khắp thế giới với hơn 170 quốc gia.

Để đạt được tiếng vang lớn như hiện tại, slogan của Nike – “Just do it (Cứ làm đi)” cũng góp phần không nhỏ bằng việc giúp cho doanh số của công ty này tăng tới 1000%.

Đây cũng là câu nói rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta, dùng để khích lệ tinh thần và vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nguồn gốc của câu slogan này dựa trên lời nói cuối cùng của tử tù Gary Gilmore. Trước khi bị xử bắn, Gilmore được hỏi rằng có điều gì muốn nói trước khi thi hành bản án hay không, và ngay lúc đó Gilmore chỉ nói “Cứ làm đi” (Let’s do it). Và từ đó, Nike nảy ra ý định sử dụng câu nói này, và được sửa thành “Just do it”.

Sự thành công của câu nói này có thể kể đến việc Nike không trực tiếp quảng bá sản phẩm của mình, mà đánh vào tâm lý của tất cả mọi người, tập trung vào tinh thần của thương hiệu. Họ đưa ra một góc nhìn mới, đối thủ của mỗi người chính là bản thân họ, việc vượt qua bản thân sẽ giúp chúng ta phá bỏ mọi giới hạn. Từ đó, luôn nỗ lực hết mình và tiến về phía trước.

Chính câu nói này cũng truyền cảm hứng mạnh mẽ, gửi tới thông điệp sâu sắc đến bất kỳ ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Với tầm ảnh hưởng của câu slogan này, Nike giúp mọi người tin tưởng vào bản thân mình đồng thời tin tưởng vào thương hiệu này, nhờ đó độ nhận diện cũng như doanh số của Nike tăng nhanh chóng.

Think different (Hãy suy nghĩ khác biệt) – Apple

Apple là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Cupertino, California, Hoa Kỳ chuyên thiết kế, phát triển sản xuất máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng, phần mềm máy tính và gần đây là các dịch vụ trực tuyến. Apple được coi là một trong năm công ty lớn của ngành công nghệ thông tin Hoa Kỳ, cùng với Amazon, Google, Microsoft và Meta (trước đây là Facebook).

Để đạt được thành công như hiện tại, cũng một phần nhờ có định hướng đúng đắn. Điều này được thể hiện rõ trong slogan của Apple “Think different (Hãy suy nghĩ khác biệt)”.

Thật vậy, những điều mới mẻ luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Tạo ra sự khác biệt làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật giữa các sản phẩm khác.

Apple đã mở ra lối đi riêng cho mình, khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh khác từ kiểu dáng cho đến hệ điều hành. Họ liên tục tái định nghĩa, và tạo ra sự đột phá trong các sản phẩm của mình. Một trong số đó phải kể tới iPod – sản phẩm đã thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp âm nhạc. Quay lại thời điểm ấy, phần lớn thị phần máy nghe nhạc đang thuộc về Sony với Walkman, tuy nhiên nhược điểm của chiếc máy nghe nhạc này là kích thước khá lớn, không thể đút túi được. Ngoài ra, chiếc máy này chạy bằng những cuốn băng cassette, vì vậy khả năng lưu trữ cũng có hạn. Nhìn thấy điều này, Steve Jobs đã cho ra mắt iPod, sản phẩm này gây ấn tượng với khả năng lưu trữ lên tới 1000 bài hát cùng với kiểu dáng nhỏ gọn dễ dàng để trong túi.

Có thể nói, chính sự khác biệt này đã giúp iPod đạt được thành công, cũng như đặt nền móng phát triển iPhone. Và không chỉ riêng iPod, Apple luôn tái định nghĩa lại các sản phẩm như iPhone, iPad hay Macbook.