Với bài viết trước, Aramex đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm cũng như những đặc điểm, phân loại và thực trạng xuất khẩu của nước ta hiện nay. Vậy bên cạnh khái niệm về xuất khẩu, có xuất hiện thêm cụm từ mới xuất khẩu tại chỗ là gì nữa. Các bạn đã có khái niệm hay hiểu biết gì về vấn đề này chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xuất nhập khẩu tại chỗ mang những ưu điểm lớn

Với đặc trưng tiêu biểu là xuất khẩu tại chỗ vì vậy cần lưu ý đến 3 yếu tố chủ yếu sau:

+ Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài

+ Địa điểm giao hàng tại Việt Nam

+ Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp

Cơ hội nghề nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Có quá nhiều công việc trong công ty kinh doanh xuất nhập và các doanh nghiệp có nghiệp vụ khác như: Vận tải, dịch vụ logistic, ngân hàng, hải quan, bảo hiểm, hãng tàu. Nhân sự biên soạn hợp đồng, thực hiện hợp đồng, khai hải quan, nhân viên giao nhận, chứng từ, thanh toán quốc tế, nhân sự kinh doanh cước vận tải…

Theo Viện chiến lược phát triển, Trung tâm thông tin dự báo kinh tế – xã hội quốc gia ( Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư), năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực ngành xuất nhập khẩu sẽ tăng hơn 12 triệu so với 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo. Riêng TP.HCM giai đoạn 5 năm từ 2015-2020, nhu cầu về nhân lực thiết hụt mất 80% nhu cầu, khoảng 25.000 việc làm/năm.

Điều này cho thấy ngành xuất nhập khẩu đang khát khao nguồn nhân sự dồi dào. Và yêu cầu của nghề cũng tăng cao khi nhân sự ngoài kiến thức, kĩ năng còn cần có tư duy tốt, nhạy bén với thị trường. Vị trí làm việc kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

=>> Xem thêm: Review ngành Công nghệ thực phẩm có thật sự tốt?

Nhân viên xuất khẩu: thực hiện các công việc liên quan tới quá trình xuất hàng hoá của doanh nghiệp tới bên nhập khẩu. Liên quan tới hợp đồng mua bán, thuế, giấy tờ hải quan…

Nhân viên nhập khẩu: Tìm kiếm nhà cung ứng, phối hợp với doanh nghiệp quốc tế để nhập hàng về Việt Nam. Từ đó, cung ứng ra thị trường.

Nhân viên chứng từ: Chịu trách nghiệm soạn thảo toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các công ty dịch vụ khai báo hải quan, chứng từ thông quan để các nhân viên khác đi làm việc với hải quan.

Nhân viên Sales: phòng kinh doanh luôn là nơi quan trọng trong xuất nhập khẩu. Là nơi chuyên tìm kiếm nguồn cung của nhập khẩu và nguồn cầu của xuất khẩu. Từ đó liên kết, để tạo ra hoạt động mua bán.

Nhân viên thanh toán quốc tế: Việc mua bán sẽ không diễn ra được nếu xảy ra trong quá trình thanh toán gặp phải vấn. Cần nhân sự có khả năng mảng thanh toán quốc tế, hiểu quy định, chuẩn mực.

=>> Xem thêm: Top những trường đào tạo từ xa tốt nhất Việt Nam

Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Qua bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong tương lại, xuất nhập khẩu chắc chắn trở thành xu thế kinh tế mới của xã hội. Từ đó, nâng cao lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế.

Nguồn: vilas.edu.vn, accgroup.vn, hotcourses.vn

Một số quy định chung về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.

– Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hoá nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

– Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá phải có hai hợp đồng riêng biệt:

+ Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam;

+ Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam.

– Người xuất khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu): chính là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.

– Người nhập khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu) : là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

Xem thêm: Chiến lược Push và Pull trong việc ứng dụng vào Logistics

Thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:

– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ;

– Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này; trường hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Xem thêm: So sánh chi tiết giữa Logistics và Forwarders

Đối với cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu

Cơ quan Hải quan tiếp nhận thủ tục xuất khẩu tại chỗ có những trách nhiệm sau trong quá trình doanh nghiệp mở tờ khai hải quan:

Bước 1: Thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định tại Chương II của Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Bước 2: Sau khi thông quan tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, cần theo dõi thủ tục nhập khẩu tại chỗ đã thực hiện hay chưa. Nếu vẫn chưa thực hiện thì thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu (theo nội dung người xuất khẩu đã ghi trong trong ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai) để quản lý, theo dõi, và đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.

Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Nền tảng của hoạt động ngoại thương là ngành xuất nhập khẩu. Quá trình mua bán, giao thương giữa các nước khác nhau để đạt được lợi ích về giá trị kinh tế là xuất nhập khẩu. Là cầu nối của các nước trên thế giới với nhau, được đặt là một trong những ngành mũi nhọn của quá trình thương mại quốc gia.

Vậy kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Là tổng hợp của hai hoạt động chính là xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và nhập khẩu hàng hoá của nước khác. Quá trình xuất khẩu hay nhập khẩu đều được diễn ra tại khu vực hải quan riêng theo quy định của chính phủ. Diễn ra giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán, bao gồm cả các hoạt động tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, hay chuyển khẩu hàng hoá.

Đây là lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ưu tiên, nhằm nâng cao giá trị hàng hoá trong nước và tạo mối làm ăn với các quốc gia khác. Mở rộng thị trường đa quốc gia và nâng cao giá trị nền kinh tế nước nhà.

Thị trường hoạt động là đa quốc gia, trong nước và quốc tế. Chịu nhiều sự ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng hoá trong nước và thị trường hấp thụ của quốc tế. Người nhập, người xuất đều thuộc quốc gia khác nhau, phong tục khác nhau, nên chính sách giao thương cũng rất khác nhau. Đồng tiền để thanh toán là do thương thảo giữa hai bên. Nhưng thường là các ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY…

=>> Xem thêm: Tìm hiểu về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản