Ngành Ngôn ngữ Anh là một trong những ngành hot được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn trong các kỳ thi tuyển sinh đại học gần đây. Tuy nhiên, thông tin về khối thi, điểm chuẩn của ngành này ở các trường, cùng những yêu cầu đầu vào còn khá mờ nhạt đối với nhiều thí sinh.

Chương trình đào tạo của Ngành ngôn ngữ Anh

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng vững chắc về ngôn ngữ học tiếng Anh, văn học Anh-Mỹ, và các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Sinh viên sẽ được rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết để có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo trong các ngữ cảnh cá nhân, học thuật và nghề nghiệp.

Ngoài ra, chương trình còn cung cấp kiến thức nền tảng về văn hóa và xã hội các nước nói tiếng Anh để sinh viên có cái nhìn toàn diện hơn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sử dụng tiếng Anh như dịch thuật, viết lách, biên tập, giáo dục, du lịch, kinh doanh quốc tế, v.v.

Các ngành nghề trong học phần mà ngành ngôn ngữ Anh mang lại

Lưu ý: Tùy vào chương trình đào tạo của từng trường mà các môn học có thể khác nhau về số lượng cũng như thời gian đào tạo, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đăng ký để phù hợp với bản thân.

Như vậy, có thể thấy ngành Ngôn ngữ Anh là một lựa chọn phù hợp với những bạn đam mê học ngoại ngữ và muốn trang bị một nền tảng tiếng Anh vững chắc. Các bạn cần chuẩn bị kỹ càng cả về kiến thức và kỹ năng, bao gồm ôn thi khối D, rèn luyện 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết tiếng Anh, tích lũy kiến thức văn hóa – xã hội các nước nói tiếng Anh.

Mức điểm chuẩn vào ngành tại các trường dao động 15-20 điểm tùy trường, cao hơn một số ngành khác nhưng hoàn toàn có thể đạt được nếu chuẩn bị tốt. Chúc các bạn sẽ tìm được nơi học ngành Ngôn ngữ Anh ưng ý và thành công trong kỳ thi.

Thông báo chính thức: Trung tâm không có bất cứ chi nhánh hay sự hợp tác nào ngoài những thông tin đã công bố trên website. Để tránh rủi ro vui lòng liên hệ trực tiếp thông qua các kênh chính thức của Giáo dục Đông Phương DPE. Liên hệ Hotline tuyển sinh 0934.555.235 để chúng tôi tư vấn được chính xác nhất về các thông tin và phúc đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề tuyển sinh!

Hiện nay, những ngành học liên quan đến khoa học xã hội nhân văn đang được giới trẻ chú ý, đặc biệt là ngành ngôn ngữ học. Các ngành ngôn ngữ không đơn thuần chỉ học về ngôn ngữ mà bản chất của ngành học này rất đa dạng. Trong bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cung cấp thông tin về ngôn ngữ học là gì cùng như cơ hội việc làm của ngành học này cho những bạn đang quan tâm nhé!

Ngôn ngữ học là một ngành học thuộc khối xã hội. Đây là lĩnh vực nghiên cứu các khía cạnh của ngôn ngữ. Bên cạnh học ngôn ngữ, kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa, người học sẽ được học về lịch sử hình thành của ngôn ngữ đó cũng như kĩ năng phân tích và ứng dụng của ngôn ngữ trên khắp thế giới.

Xem thêm: Sức mạnh của ngôn ngữ không lời trong đàm phán

Ngôn ngữ học là ngành nghiên cứu về các khía cạnh của ngôn ngữ (Nguồn: Internet)

Ngành ngôn ngữ học học những gì?

Mục đích của ngành ngôn ngữ học là cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, về văn hóa xã hội cũng như những kiến thức chuyên ngành khác nhau. Kiến thức của ngành ngôn ngữ học được chia thành 3 nhóm tiêu biểu:

Những môn học trong nhóm này bao gồm: Lịch sử ngôn ngữ, Ngôn ngữ đại cương, Ngữ âm học, m vị học, Từ vựng học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Kí hiệu học,... Những môn học này cung cấp kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng như quan sát, tổng hợp, phân tích vấn đề thuộc ngôn ngữ.

Nhóm này sẽ phù hợp với những bạn muốn tìm hiểu tập trung vào chuyên đề về khoa học ngôn ngữ.

Gồm các môn học như Ngôn ngữ văn chương, Ngôn ngữ học văn bản, Ngôn ngữ học văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học đối chiếu,... Đây là những môn học giúp người học có thể sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ cho những ngành khác.

Đối với ngôn ngữ văn chương, môn học này sẽ hướng dẫn cách phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của văn chương. Hay Ngôn ngữ học văn hóa sẽ xác định được những yếu tố văn hóa từ các khía cạnh của ngôn ngữ,...

Những môn học trong nhóm này cung cấp các kỹ năng về trình bày, soạn thảo văn bản, đối chiếu ngôn ngữ hay tìm hiểu, giải mã cơ chế sáng tạo ngôn ngữ,...

Content writer là gì? Điều cần biết về content writer đầy đủ nhất

Content Creator là ai? Kỹ năng cần có của Content Creator?

Những môn học của nhóm này phù hợp cho những bạn muốn làm việc liên quan mật thiết đến ngôn ngữ. Các môn học tiêu biểu như Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ và truyền thông, Ngôn ngữ báo chí, Ngôn ngữ học ứng dụng,...

Đối với nhóm này, ngôn ngữ được áp dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực nhất định như biên tập, truyền thông, giảng dạy, tổ chức sự kiện,...

Các môn học có tính ứng dụng cao này sẽ rèn luyện những kỹ năng về ứng dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc,...

Hiện nay thị trường việc làm đối với ngành ngôn ngữ học khá đa dạng và cơ hội luôn rộng mở cho các bạn sinh viên mới ra trường. Một số công việc tiêu biểu như:

Biên tập viên là những người có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ. Họ sẽ làm việc trong các nhà xuất bản, các tòa soạn hoặc đài phát thanh truyền hình.

Để có thể trở thành một biên tập viên, bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ học, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc như:

Tiếng Việt cũng phải cạnh tranh?

Học ngành ngôn ngữ học có thể trở thành một biên tập viên cho đài truyền hình (Nguồn: Internet)

Với những bạn đam mê với công tác giảng dạy, có thể lựa chọn làm giảng viên tại các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học. Với nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng như hiện nay, cũng như số lượng giảng viên giảng dạy các bộ môn không đáp ứng đủ, đây chính là một trong những cơ hội việc làm tốt cho những bạn sinh viên ngành ngôn ngữ học.

Xem thêm: Nhiều trường ĐH “đói” giảng viên

Cơ hội trở thành một giảng viên ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)

Nghiên cứu viên ngành ngôn ngữ có chức năng nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều phương diện khác nhau như ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học vùng miền, ngôn ngữ học vị thành niên,...

Bên cạnh việc nghiên cứu, họ còn thực hiện nhiệm vụ đưa ra các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ, soạn sách giáo khoa, từ điển,...

Bạn có thể ứng tuyển vị trí này tại các viện nghiên cứu ngôn ngữ, viện thông tin khoa học xã hội Việt Nam,...

Làm việc tại các cơ sở truyền thông, báo chí đòi hỏi bạn phải có kỹ năng viết lách và sử dụng ngôn ngữ. Các công việc liên quan như người dẫn chương trình, biên kịch cho các chương trình, viết thoại, xây dựng kịch bản, viết tin tức, thực hiện các phóng sự,...

Đây là một trong những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ cũng như các kiến thức văn hóa xã hội khác.

Xem thêm: Làm sao để có công việc viết lách tự do?

Làm việc tại các cơ sở truyền thông đại chúng là một trong những mơ ước của sinh viên ngành ngôn ngữ học (Nguồn: Internet)

Một trong những công việc phù hợp với cử nhân ngành ngôn ngữ học chính là biên tập, dịch thuật. Họ có thể sử dụng tốt kiến thức về ngôn ngữ của mình để thực hiện công việc như biên tập lại sách báo, dịch thuật sách nước ngoài, biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo,...

Xem thêm: Dịch thuật là gì? Cơ hội và thách thức của ngành dịch thuật