Sinh viên theo học trung cấp mầm non và văn bằng 2 mầm non đều thuộc diện được miễn giảm học phí nhằm hỗ trợ cho các sinh viên nghèo có niềm đam mê với ngành sư phạm mầm non. Đây thực sự là một thế mạnh cho ngành sư phạm phát triển mạnh mẽ.
Miễn giảm học phí là thế mạnh cho ngành sư phạm mầm non phát triển mạnh
Trung cấp mầm non sẽ được miễn học phí nếu sinh viên học hệ chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo học hệ trung cấp chính quy bạn vừa có thể giảm nhẹ thi tuyển đầu vào mà còn được miễn học phí trong suốt thời gian theo học tại trường, sau khi học xong hệ trung cấp sinh viên có thể học liên thông để nâng cao trình độ và lấy tấm bằng có giá trị cao phục vụ công việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường của bạn. Các chính sách hỗ trợ sinh viên theo học hệ trung cấp và hệ đại học với hình thức chính quy là như nhau, ngoài các chính sách miễn giảm học phí, hằng năm nhà trường đều trao học bổng cho những sinh viên có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần học tập của các sinh viên.
Miễn giảm học phí ngành sư phạm mầm non
Đối tượng miễn học phí khi theo học ngành sư phạm mầm non đó là những người hoặc thân nhân có công với cách mạng; các học sinh, sinh viên bị tàn tật; sinh viên thuộc diện hộ nghèo và sinh viên thuộc con của cá chiến sĩ, hạ sĩ đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ tổ quốc cũng như đang thi hành nhiệm vụ của đảng và Nhà nước. Đối với các đối tượng được giảm học phí khi thuộc diện dân tộc thiểu số, thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn; những sinh viên tốt nghiệp các trường dân tộc nội trú, trường dự bị và sinh viên theo học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với sinh viên học văn bằng 2 mầm non chính sách miễn giảm học phí vẫn được áp dụng như văn bằng 1 tuy nhiên bạn phải theo học hệ văn bằng chính quy mới có thể thừa hưởng quyền lợi đó; tuy là văn bằng 2 nhưng các chính sách hỗ trợ cho sinh viên vẫn có mà bạn lại có thể chọn được một con đường đi đúng cho mình khi học văn bằng 1 không phải con đường thực sự của bạn; học văn bằng 2 rất nhanh có thể ra trường do bạn đã từng học các môn cơ bản từ trước nên sẽ được miễn học những môn này vì vậy thời gian đào tạo một khóa học văn bằng 2 chỉ mất khoảng 1- 1,5 năm là bạn có bằng, hình thức liên thông cao đẳng đại học cũng được áp dụng cho văn bằng 2 nếu bạn có nguyện vọng học cao hơn.
Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển tại văn phòng tuyển sinh để được tư vấn và trợ giúp tốt nhất cho bạn.
MỌI THẮC MẮC THÍ SINH VÀ PHỤ HUYNH VUI LÒNG LIÊN HỆ
( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký vui lòng liên hệ trực tiếp với cô Hoa để được hướng dẫn )
Tel: (04) 62 532 658 (Phòng tuyển sinh )
Hotline: 0975 399 553 (Cô Hoa) – (Phụ trách tuyển sinh)
(Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)
Tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, các đại biểu đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn.
Theo đó, mức thu học phí được chia thành 2 nhóm, cụ thể: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện còn lại.
So với năm ngoái, mức học phí mới này giảm khoảng 100.000 - 240.000 đồng/học sinh/tháng tùy cấp học; mức này bằng với mức thu của năm học 2021 - 2022.
Với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí từ năm học 2024 - 2025 từng cấp học như sau: Nhà trẻ 200.000 đồng/tháng (nhóm 1), 120.000 đồng/tháng (nhóm 2); mẫu giáo 160.000 đồng/tháng (nhóm 1), 100.000 đồng/tháng (nhóm 2); tiểu học 60.000 đồng/tháng (nhóm 1), 30.000 đồng/tháng (nhóm 2); trung học cơ sở 60.000 đồng/tháng (nhóm 1), 30.000 đồng/tháng (nhóm 2); trung học phổ thông 120.000 đồng/tháng (nhóm 1), 100.000 đồng/tháng (nhóm 2).
Trong đó, mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại nghị quyết này là căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Bên cạnh đó, trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025. Học sinh Trung học cơ sở được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026.
Đối với hình thức học trực tuyến, mức thu học phí bằng 50% so với mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân Thành phố cũng thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn từ năm học 2024 - 2025.
Nghị quyết này thay thế cho Nghị quyết 04/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về các khoản thu và mức thu áp dụng ở năm học trước. Các mức thu quy định tại nghị quyết này là mức thu tối đa. Tùy tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục thống nhất với phụ huynh học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với năm học liền kề trước đó.
Tại kỳ họp, TP.HCM cũng đã thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 13/2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (13 chỉ số), gồm: Dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; việc làm; bảo hiểm xã hội; người phụ thuộc trong hộ gia đình; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Trước đó, trong tờ trình trình lên Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất sửa đổi tiêu chí đo lường nghèo đa chiều, bổ sung tiêu chí thu nhập là 46 triệu đồng/người/năm. Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm 6 dịch vụ gồm: Y tế; giáo dục; việc làm bảo hiểm xã hội; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng đề xuất chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, chuẩn hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/năm từ 46 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Chuẩn hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/năm từ 46 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Chuẩn hộ có mức sống trung bình là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người trên 46 triệu đồng đến 69 triệu đồng/người/năm".
Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện chương trình là 15.144 tỷ đồng. Trong đó, bổ sung cho 2 năm 2024, 2025 là 2.877 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện là từ kinh phí huy động để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM và nguồn vốn từ các chương trình cho vay của đoàn thể chính trị - xã hội cùng các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP.HCM.