Phần thông tin của người soạn đơn:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn luật đất đai hoặc cần hỗ trợ trong việc soạn thảo đơn từ pháp lý giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):………………………

Họ và tên tôi là:……………………………………………………………………………………

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………

CMND/CCCD: ……………………………………………………………………………………

Ngày cấp:……………………………………. nơi cấp:…………………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của  ông (bà):……………………………………………………………………………………

Nơi ở:……………………………………………………………………………………

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị …………….. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ………………………., trú tại …………….. để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018.

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người đề nghị); ghi rõ họ tên, nơi cư trú của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp.

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Các hình thức bồi thường khi thu hồi đất:

Căn cứ pháp lý: Điều 79,80, 81 Luật Đất đai 2013

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Pháp luật đất đai hiện nay quy định về các hình thức bồi thường đất như sau:

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất

Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp

+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh

+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở

– Khi bị thu hồi đất ở mà không còn đất ở hay nhà ở nào khác thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở (trừ trường hợp không có nhu cầu bồi thường hoặc có yêu cầu bồi thường bằng tiền).

– Khi bị thu hồi đất ở mà vẫn ở đất ở hoặc nhà ở khác thì sẽ được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất thì xem xét bồi thường bằng đất ở.

Bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị nhà nước thu hồi đất

– Tùy vào từng chủ thể sử dụng đất là ai và loại đất bị thu hồi, thời hạn sử dụng đất hay hạn mức sử dụng đất mà Nhà nước có những chính sách bồi thường khác nhau.

– Xét theo từng trường hợp cụ thể thì Nhà nước sẽ xem xét để áp dụng các quy định của pháp luật về phương thức bồi thường sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, pháp luật về đất đai quy định về các trường hợp nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật đất đai

– Đất được Nhà nước giao để quản lý

– Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai

Ngày 23-8, UBND huyện Quốc Oai cho biết, huyện đã có báo cáo đề nghị UBND thành phố Hà Nội thu hồi dự án xây dựng nhà máy chế tạo phụ kiện lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm và sản xuất nước giải khát, hoa quả sạch của Công ty TNHH phát triển Cơ điện lạnh tại Cụm công nghiệp Yên Sơn (huyện Quốc Oai) do sử dụng đất không đúng mục đích.

Theo đó, Công ty TNHH phát triển Cơ điện lạnh được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 3-8-2006. Tổng diện tích đất được giao cho thuê là 20.719m2.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, công ty không sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như giấy phép đăng ký mà ký hợp đồng cho Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Bộ Quốc phòng) và Công ty cổ phần VMP Việt Nam thuê lại để xây dựng trạm trộn bê tông thương phẩm.

Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai, từ năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng của huyện Quốc Oai nhiều lần kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu khắc phục hậu quả và ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm. Tuy nhiên, viện nhiều lý do, các doanh nghiệp này vẫn chây ỳ, không thực hiện các quyết định của UBND huyện Quốc Oai.

Nhận thấy việc sản xuất bê tông trong Cụm công nghiệp Yên Sơn là không đúng quy hoạch và sai phép, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý vi phạm.

Đồng thời, qua rà soát các dự án trong Cụm công nghiệp Yên Sơn, huyện Quốc Oai biết được Công ty TNHH phát triển Cơ điện lạnh đã sử dụng không đúng mục đích diện tích đất Nhà nước cho thuê, gây lãng phí nguồn lực đất đai và thất thoát tiền thuế nên kiến nghị UBND thành phố Hà Nội thu hồi dự án này để giao cho đơn vị khác có nhu cầu sản xuất, kinh doanh...

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là tài liệu quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung mẫu đơn đề nghị phải đảm bảo đúng quy định về mặt pháp luật dân sự. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn đọc về nội dung cũng như cách thức viết đơn chi tiết.