Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước
GIÁ MỦ CAO SU TĂNG VỌT Ở BÌNH PHƯỚC
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Bình Phước Online trưa ngày 2-11, giá mủ cao su đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua giúp người nông dân trong tỉnh Bình Phước phấn khởi.
Theo nông dân trồng cao su trong tỉnh Bình Phước, giá mủ cao su bắt đầu tăng từ trung tuần tháng 9-2020. Cụ thể giá mủ cao su nước hiện ở mức 380 đồng/độ (trung bình mủ cao su nước đạt từ 35-40 độ), tương đương 13 – 14 ngàn đồng/kg mủ nước.
Thu mua mủ cao su ở Công ty TNHH cao su Thuận Lợi, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Anh Văn Nho ngụ khu phố Long Điền 2, phường Long Phước, thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước), có 3ha cao su đang khai thác cho hay, giá nhân công khai thác hiện ở mức 250.000 đồng/nhân công/nửa ngày làm việc.
Trung bình 1ha (tương đương 500 gốc, 15 ngày khai thác) hiện cho thu nhập khoảng 8,5-9,5 triệu đồng/tháng, thậm chí có những vườn giống tốt, 1ha đạt hơn 12 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ hết các khoản chi phí.
“Thời điểm đầu vụ (cuối tháng 5) giá mủ nước chỉ ở mức 8-9 ngàn đồng/kg, sau khi trừ nhân công người trồng lời ít, nhưng từ giữa tháng 9-2020, giá mủ liên tục tăng nên nông dân ai cũng vui mừng. Chúng tôi không biết tại sao giá tăng mạnh thời gian qua nhưng thấy tăng ai cũng phấn khởi...", anh Nho nói.
"Nông dân chúng tôi mong rằng giá mủ cứ ổn định ở mức cao để có cuộc sống ấm no, ổn định hơn. Ở địa phương này người người trồng cao su, ngành ngành trồng cao su nên cuộc sống cũng “lên xuống” theo giá mủ, giá cao thì cả làng vui, còn giá thấp thì cả làng buồn” – anh Nho nói thêm.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), nguyên nhân đẩy giá mủ cao su tăng mạnh thời gian qua do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra trầm trọng trên toàn cầu. Mặt khác, do tình hình bất ổn chính trị diễn ra ở Thái Lan – quốc gia sản xuất cao su hàng đầu thế giới - ngừng hoặc giảm khai thác.
Thêm nữa, nhu cầu ở Trung Quốc tăng mạnh theo đà sản xuất công nghiệp của quốc gia này, trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm vì các nhà sản xuất đang chật vật mà không đáp ứng đủ nhu cầu.
Cũng theo ANRPC, sản xuất cao su ở khắp khu vực Đông Nam Á, nơi chiếm 2/3 tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu lao động do COVID-19 và lũ lụt cũng như các hiện tượng thời tiết bất lợi khác tại Thái Lan và Việt Nam.
Hiện khoảng cách cầu – cung đang nới rộng và các nhà kinh doanh cao su lo ngại tình trạng thiếu cung sẽ còn trầm trọng hơn nữa do những bất ổn về chính trị ở Thái Lan tiếp tục diễn ra và đại dịch COVID-19 tiếp tục trầm trọng trên quy mô toàn cầu.
Giá cao su tấm hun khói (RSS3) physical (hàng thực) của Thái Lan đã tăng 76% trong năm nay, và riêng tháng 10 tăng 36%. Giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Osaka (Nhật Bản) ngày 29-10 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2-017, tăng đến hơn 40% so với cuối tháng 9-2020.
Giá cao su trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đang đứng ở mức cao nhất 3 năm, sau khi tăng 26% từ đầu năm đến nay. Giá tại Singapore và Thái Lan cũng tăng mạnh.
Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA) và Trung tâm Tình báo Kinh tế (có trụ sở tại Bangkok), nhu cầu găng tay cao su trên toàn cầu đã tăng hơn 20% trong năm nay lên 360 tỷ chiếc do đại dịch COVID-19 - mức tăng nhiều kỷ lục trong lịch sử.
Cũng theo MARGMA - Malaysia, một trung tâm sản xuất găng tay cao su, nơi đóng chân của hãng sản xuất găng tay hàng đầu thế giới Top Glove, đã chứng kiến xuất khẩu găng tay cao su tăng vọt 48% trong 6 tháng đầu năm 2020. MARGMA cũng dự đoán tình trạng thiếu găng tay cao su trên toàn cầu sẽ còn kéo dài tới quý I-2022.
Theo Hội đồng cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), sản lượng cao su cả năm 2020 của Thái Lan, Indonesia và Malaysia giảm khoảng 9,8% (tương đương 859.000 tấn), so với mức 8,79 triệu tấn của năm 2019 và dự báo sẽ tiếp tục giảm vào đầu năm 2021.
Nguyên nhân giảm bởi dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới việc thu hoạch mủ cao su, thời tiết bất thường và dịch bệnh vàng lá. Cũng theo ITRC, trong khi sản lượng giảm thì nhu cầu của Trung Quốc dự báo lại tăng mạnh.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523
TÍN HIỆU “SÁNG” TỪ SÀN GIAO DỊCH
Cao su đang kỳ nghỉ cạo nhưng giữa tháng 2-2017, giá mủ đã tăng gấp đôi so với năm 2015. Mức giá sàn được các công ty cao su trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) công bố ở mức 52-59 triệu đồng/tấn, gần gấp đôi so với giá bán cùng kỳ 2015 (khoảng 28-30 triệu/tấn).
Tại Bình Phước, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đang mua mủ chén dây khô với giá 17.400 đồng/kg tươi (tăng 1.400 đồng/kg) và 15.400 đồng/kg tươi (tăng 1.300 đồng/kg) so với mức giá công ty này đưa ra hồi đầu tháng 2. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su tăng 2.200 đồng/kg, với mức giá từ 10.300 đồng/kg lên 12.500 đồng/kg. Đặc biệt, một số công ty cao su trong nước cũng đang điều chỉnh tăng giá mua cao su thành phẩm theo định hướng trên thị trường Tocom, Nhật Bản.
Sản phẩm cao su của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng được đóng gói xuất khẩu - Ảnh: H.Châu
Hiện giá cao su trên sàn Tocom (Nhật Bản) đang cao gấp đôi giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong năm 2015 và 2016. Ngày 21-2, giá cao su SVR 10 và SVR L đạt lần lượt 44.854,92 đồng/kg và 58.128,52 đồng/kg. Cùng xu hướng này, một số công ty cao su trong nước đã tăng giá thu mua sản phẩm.
Theo các chuyên gia, sự tăng giá cao su gần đây cũng được xem là có liên quan đến sản lượng tại Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu. Tuy nhiên, những đợt mưa to dai dẳng hồi tháng 12-2016 đã gây ra lũ lụt khắp miền Nam Thái Lan, khiến sản lượng cao su nước này giảm 7,6% trong năm 2017, trong đó gần 2/3 diện tích trồng cao su của Thái Lan nằm ở miền Nam. Mặt khác, các chuyên gia dự báo khuynh hướng giá tăng có thể sẽ tiếp tục khi Trung quốc trở lại kinh doanh bình thường sau kỳ nghỉ lễ năm mới.
Hai tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 193.000 tấn mủ cao su, đạt trị giá khoảng 392 triệu USD. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 đạt 1.922 USD/tấn, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1, chiếm lần lượt 70%, 4,2% và 4,1% tổng khối lượng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này tăng lần lượt là 2,3%, 39% và 77,5% so với cùng kỳ năm 2016.
DỰ BÁO CỔ PHIẾU CAO SU TRỖI DẬY
Với những tín hiệu tích cực đang diễn ra, cổ phiếu ngành cao su được dự báo sẽ có những phiên “trỗi dậy” mạnh mẽ trong năm 2017. Cụ thể, TRC - mã cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Tây Ninh ngày 3-3 giao dịch mức giá 32.000 VND/CP, tăng 0,1% so với phiên giao dịch trước đó. Năm 2016, Công ty cổ phần cao su Tây Ninh có doanh thu 350,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 82,1 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận tăng trưởng được đóng góp từ hoạt động cao su đạt 31,6 tỷ đồng, giảm 37,3% chi phí quản lý doanh nghiệp. TRC đặt kế hoạch sản lượng khai thác năm 2017 sẽ đạt khoảng 8.800 tấn, giảm 2,8% so với năm 2016 do diện tích thanh lý dự kiến giảm 2,2%, trong khi kế hoạch năng suất không đổi ở mức 1,91 tấn/ha. TRC đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2017 cho công ty mẹ đạt 107,4 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2016.
Điểm thu mua mủ cao su tư nhân của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh tại Nhà máy chế biến Lộc Hiệp
Tương tự, DPR - mã cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú cũng có phiên giao dịch ấn tượng trong ngày 3-3 với mức giá giao dịch 45.500 VND/CP, tăng 1,6% so với phiên giao dịch trước đó. Thoát đáy vào cuối năm, năm 2016, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đạt doanh thu 852 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 196,6 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2015. Giá bán bình quân trong năm 2016 đạt 32,5 triệu đồng/tấn, tăng 4,6%, lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất cao su tăng gấp 2,5 lần và đạt 46,4 tỷ đồng nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí giá thành. Trong tháng 1-2017, công ty đã đạt sản lượng tiêu thụ 900 tấn với mức giá bán trung bình 45 triệu đồng/tấn, tăng 70% so với cùng kỳ 2016.
Mã cổ phiếu PHR của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa cũng có phiên giao dịch thành công ngày 3-3 với giá giao dịch 30.600 VND/CP, tăng 1% so với phiên giao dịch trước đó. Năm 2016, cao su Phước Hòa đạt doanh thu 1.179 tỷ đồng, giảm 4% và lợi nhuận trước thuế 253 tỷ đồng, giảm 4,1% so với năm 2015. Trong đó, lợi nhuận đột biến từ việc đền bù đất khu công nghiệp khoảng 100 tỷ đồng và khoảng 100 tỷ lợi nhuận thanh lý cao su. Năm 2016, sản lượng khai thác của công ty đạt 16.406 ngàn tấn, giảm 10,6% do diện tích thanh lý hơn 1.000 ha, đồng thời năng suất ổn định ở mức 2 tấn/ha, giá bán trung bình 30,7 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2015 do cơ cấu sản phẩm dịch chuyển từ CV50,60 về SVR 3L, vốn có giá bán thấp hơn. Năm 2017, công ty kỳ vọng đạt khoảng 4.500 tấn sản lượng trong quý 1, với mức giá bán trung bình 42 triệu đồng, tăng 57% so với cùng kỳ 2016. Khi đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất cao su trong quý 1/2017 của công ty ước đạt 45 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với mức xấp xỉ 5 tỷ đồng của năm 2016...
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cổ phiếu cao su cũng tiềm ẩn một số rủi ro như thời điểm hiện đang trong mùa thấp điểm sản lượng, giá cao su cần được theo dõi thêm khi bắt đầu vào mùa cạo mủ (từ quý 3) để nhận định triển vọng tăng trưởng trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp của ngành. Hơn nữa, ngành cao su cũng có thể sẽ gặp một vài rủi ro về thời tiết, thiên tai làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.
Bình Phước: Giá mủ cao su liên tục tăng, nhà nông phấn khởi
[11/10/2024 16:13:50] Từ tháng 5 đến nay, giá thu mua mủ cao su liên tục tăng cao khiến nhiều hộ nông dân trồng cao su ở Bình Phước phấn khởi. Nếu như trong năm 2023, giá mủ cao su tươi chỉ bán được với giá dao động từ 240-270 đồng/độ mủ, thì trong những ngày đầu tháng 10/2024 tại các điểm thu mua lẻ, đại lý, công ty kinh doanh cao su đang thu mua với giá từ 470-490 đồng/độ mủ (đầu mùa 380 đồng/độ). Riêng mủ chén đã đông thì thương lái mua với giá 20.000 đồng/kg, tăng 3.000đồng/kg so với đầu mùa. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Mới bắt đầu vào vụ cạo nhưng mủ cao su có giá cao đã tạo sự phấn khởi cho người làm cao su. Hy vọng mủ cao su giữ giá hoặc tăng cao để người làm cao su có thu nhập tốt…
1. Khi mùa mưa bắt đầu cũng là lúc người dân xuống phân bón cho cây cao su để chuẩn bị mở miệng cạo mủ. Năm nay nắng nóng kéo dài nên cây cao su bị mất sức khá nhiều nhưng so với các loại cây trồng khác thì cao su vẫn có sức chịu được hạn cao hơn. Đợt nắng nóng vừa qua một số diện tích cây trồng lâu năm trong tỉnh bị chết do thiếu nước tưới nhưng với cây cao su thì chưa có ảnh hưởng nhiều. Mới vào mùa cạo mủ cao su nông dân rất phấn khởi bởi giá cao su nằm ở mức tương đối cao.
Anh Nguyễn Thuận ở xã La Ngâu (Tánh Linh) có hơn 30 ha cao su trồng ở vùng La Dạ cho hay: Mới có mấy cây mưa đầu mùa tôi chưa kịp bón phân cho cao su thì đã nghe thương lái báo giá mủ 35 triệu đồng/tấn. Lúc đầu còn chưa tin nhưng khi điện thoại cho anh em làm cao su ở Đức Linh, Tánh Linh thì mới biết đó là giá thật thương lái đang chào mua. Giá cao su chào hàng cao nhưng ở Bình Thuận vẫn chưa có mủ để bán, nguyên nhân là phải chờ mưa. Nhiều người làm cao su tranh thủ bón phân nhưng phải mất một thời gian khi cây sung sức mới mở miệng cạo được. Tôi làm cao su hơn 15 năm nay nhưng hiếm khi thấy mủ cao su đầu mùa chào hàng cao đến vậy.
Năm rồi giá mủ đầu mùa nằm ở 23 – 24 triệu đồng/tấn nên nhiều nhà vườn có diện tích cao su lớn chỉ bón phân cầm chừng, bởi tiến hành lấy mủ sẽ không đủ bù chi phí thuê nhân công, quản lý. Với những hộ làm nhỏ lẻ thì cạo mủ kiểu lấy công làm lời. Khi mủ lên 27 triệu đồng/tấn thì các nhà vườn tập trung lấy mủ, lúc này cây cao su sung sức nên chất lượng mủ cũng tốt hơn. Ở vùng Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ đa phần người dân trồng cao su là hộ dân tộc thiểu số nên diện tích nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình. Với mủ cao su có giá cao, người đồng bào thiểu số có thêm thu nhập để cải thiện đời sống.
2. Tánh Linh và Đức Linh là “thủ phủ” của cây cao su, nơi đây không chỉ có diện tích cao su lớn mà còn có nhiều nhà máy sơ chế mủ cao su, đường sá lưu thông thuận tiện hơn khi gần khu vực miền Nam nên giá mủ lúc nào cũng nhỉnh hơn các vùng khác. Hiện Tánh Linh có khoảng 20.000 ha, Đức Linh hơn 10.000 ha cao su. Anh Nguyễn Bình ở Đức Linh có hơn 100 ha cao su trồng ở vùng Gia Huynh và Suối Kiết, mấy năm trước dù cao su đã vào độ tuổi cạo lấy mủ nhưng giá chỉ nằm 22 – 23 triệu đồng/tấn nên anh Bình bỏ cạo, chỉ đầu tư bón phân cầm chừng cho cây. Anh cho biết: Nhiều năm rồi giá mủ đầu mùa rất thấp, năm ngoái có thời điểm giá cao nhất chỉ 32 – 33 triệu đồng/tấn, còn lại chỉ dao động trong khung 26 – 29 triệu đồng/tấn nhưng năm nay giá cao như vậy vùng nguyên liệu cao su trong tỉnh sẽ khởi sắc…
Mủ cao su dao động từ 35 - 37 triệu đồng/tấn được nhiều người đánh giá là “đỉnh” bởi cả chục năm nay mủ cao su đầu mùa mới có giá cao như thế. Vào mùa cạo mủ, cao su có giá cao nên các vườn đầu tư mạnh để khai thác. Điều này đồng nghĩa với người nông dân có thêm cơ hội việc làm, nhất là lao động nông thôn nhận cạo và trút mủ thuê cho bà con trong vùng, giá công cạo mủ hiện nay là 350 - 500 đồng/cây, nếu chịu khó từ đêm đi cạo mủ và buổi sáng đi lấy cũng được 1.000 – 1.500/cây, tiền công cũng được từ 400.000 – 600.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ ở vùng nông thôn, nhất là khu vực miền núi vùng sâu vùng xa như Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc.
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, toàn tỉnh hiện có khoảng 45.000 ha cao su, trong đó gần 2/3 diện tích cho thu hoạch, bình quân lượng mủ từ 14 – 15 tạ/ha, có nơi thổ nhưỡng tốt và được chăm sóc đúng quy trình thì thu 18 tạ/ha. Trong tỉnh có khoảng 10 cơ sở lớn nhỏ mua và sơ chế mủ cao su, hầu hết tập trung ở Tánh Linh và Đức Linh, trong đó Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận là “đầu tàu” vừa sản xuất vừa thu mua và chế biến xuất khẩu. Nói về giá mủ cao su đầu mùa hiện nay vì sao lại cao hơn các năm, một giám đốc công ty tư nhân chuyên mua mủ thô để sơ chế xuất khẩu cho hay là do thị trường quốc tế biến động mạnh. Mặt khác các nước trong khu vực giảm nguồn cung ứng nên nhu cầu xuất khẩu mủ cao su tăng. Giá mủ cao su phụ thuộc rất nhiều vào nguồn xuất khẩu, nếu đơn hàng xuất khẩu nhiều giá sẽ tăng, nhất là thời điểm đầu vụ hàng khan hiếm nên nhiều công ty gom hàng để đạt theo lượng đơn. Tuy nhiên, giá còn tăng hay giảm sẽ rất khó lường nhưng hy vọng năm nay thị trường mủ cao su ổn định sẽ giúp người trồng cao su và các nhà máy chế biến mủ, người làm công cạo mủ có thu nhập tốt…
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Mặc dù giá mủ cao su chưa đạt ở ngưỡng cao nhất so với vài thời điểm của những năm trước. Tuy nhiên so với 2 năm trở lại đây thì hiện nay với mức 29 – 30 triệu đồng/tấn được đánh giá là khởi sắc, người trồng cao su lấy mủ đang có lãi…
Nằm ở mức thấp 22 – 23 triệu đồng/tấn từ năm 2022 đến đầu vụ thu hoạch mủ năm 2023 và kéo dài sang tận tháng 10 khiến người trồng cao su nản lòng. Nhiều trang trại cao su bỏ cạo mủ bởi phải thuê công nhân cạo mủ, người quản lý chi phí đầu tư tăng nên nếu tiến hành lấy mủ sẽ bị lỗ vốn. Thay vào đó, một số gia đình có điều kiện thì bón phân chuồng cầm chừng cho cây cao su đủ dinh dưỡng, chờ cao su lên giá sẽ tiến hành cạo. Đối với người dân trồng nhỏ lẻ, hộ gia đình vẫn tiến hành bón phân và cạo mủ kiểu lấy công làm lời, thay cho việc phải đi làm thuê cho người khác. Anh Lê Văn Thuận ở xã La Dạ, Hàm Thuận Bắc có hơn 10 ha cao su đang cho mủ, tâm sự: Đầu mùa giá mủ chỉ 22 triệu đồng/tấn nên không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ khác bỏ cạo vì làm diện tích lớn nên phải thuê nhân công, mà giá mủ thấp nên tiền mủ không đủ trả các khoản chi phí. Tuy nhiên tôi vẫn duy trì bón phân và chăm sóc vườn cây để khi mủ lên giá thì mở miệng cây là cạo được, tránh trường hợp như những năm trước giá mủ đầu mùa thấp nhưng qua hơn ½ vụ thì giá tăng đột biến nhiều trang trại cao su lúc đầu bỏ mặc không chăm sóc nên khi giá mủ tăng cao, trở tay không kịp vì không có thời gian bón phân, chăm sóc cho cây sao su trước. Năm nay, giá mủ ban đầu thấp nhưng hơn tháng nay giá mủ nhích lên. Hiện tại giá mủ đang ở mức 29 – 30 triệu đồng/tấn, đây được xem là giá ở mức khá, người trồng cao su có lợi nhuận tạm ổn. Khi giá nhích lên 27 triệu đồng/tấn, tôi đã tiến hành mở miệng cho cây để lấy mủ. Do cây có thời gian nghỉ dưỡng trước đó nên khi cạo mủ rất đạt, năng suất cao bù lại thu nhập cho mấy tháng bỏ cạo…
Lý giải về việc cao su lên giá, một chuyên viên thị trường xuất khẩu mủ cao su cho biết: Mặc dù thị trường tiêu thụ mủ cao su thế giới biến động do chiến tranh và suy thoái kinh tế, lượng hàng nhập khẩu hạn chế hơn nhiều năm trước. Tuy nhiên, do giá mủ thấp nên các nước trong khu vực có trồng khai thác cao su hạn chế khai thác nên năng suất giảm. Từ đây, vào thời gian cuối vụ các đơn hàng không đủ lượng để xuất cho đối tác nên các đơn vị tranh thủ gom hàng để đủ số lượng xuất cho đối tác…
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, toàn tỉnh hiện có khoảng 45.000 ha cao su, trong đó gần 2/3 diện tích cho thu hoạch, bình quân lượng mủ từ 14 – 15 tạ/ha, có nơi thổ nhưỡng tốt và được chăm sóc đúng quy trình thì thu 18 tạ/ha. Riêng ở Tánh Linh diện tích cao su chiếm ½ diện tích cao su của tỉnh, ở Tánh Linh và Đức Linh cũng có nhiều nhà máy chế biến mủ cao su nên tạo được khâu sản xuất khép kín từ sản xuất đến chế biến (mặc dù các nhà máy mới chế biến thô, chưa sản xuất hàng tiêu dùng từ mủ cao su). Nhờ vậy, khá lớn lao động trong vùng được sử dụng cho chăm sóc, cạo mủ và chế biến, góp phần giải quyết lực lượng lao đồng thừa hạn chế trình độ học vấn ở vùng nông thôn.
Cao su được giá, giúp người dân trồng cao su ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh tăng thêm thu nhập, tạo phấn khởi cho nông dân và tăng niềm tin vào cây trồng cao su…
Gia đình anh Dương Văn Lương ở thôn 7 xã Xuân Bình, huyện Như Xuân có 4 ha cao su đang ở thời kì thu hoạch mủ. Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su mua tại vườn có giá giao động từ 18- 22 nghìn đồng 1 kg, cao hơn 8 -10 nghìn đồng 1kg so với cùng kì năm ngoái. Với giá bán như hiện nay, 4 ha cao su của gia đình anh Lương sẽ thu trên 10 tấn mủ trị giá trên 200 triệu đồng.
Anh Dương Văn Lương, thôn 7, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bà con làm cao su rất phấn khởi, bình quân 1 ha làm cao su của người mang lại thu nhập tháng 7-9 triệu. So với cùng kì năm ngoái tăng gần gấp đôi, thu đến đâu thương lái đến mua gọn. Cuộc sống người trồng cao su ổn định hơn".
Trong những năm qua khi giá cao su xuống thấp, nhiều hộ gia đình không mặn mà chăm sóc và khai thác, huyện Như Xuân đã tập trung chỉ các địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân khắc phục khó khăn giữ diện tích cao su, không chặt bỏ chuyển sang trồng cây khác.
Như Xuân hiện có trên 2579 ha cây cao su đang cho thu hoạch mủ. Với giá bán từ 18- 22 nghìn đồng 1kg mủ tươi như hiện nay thì mỗi ha cao su khai thác tích cực sẽ cho doanh thu từ 75-80 triệu đồng 1 ha.
Ông Ngô Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bà con trồng cao su rất phấn khởi, với giá cao su hiện tại rơi vào khoảng 20-22 ngàn 1 kg. Địa phương sẽ chỉ đạo cho bà con tập trung chăm sóc bón phân đảm bảo duy trì diện tích đang khai thác, đối với diện tích đã hết thời gian khai thác có thể trồng lại mới".
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Không biết giá cao su tăng có giữ được lâu dài hay không, trước mắt Nhân dân phấn khởi. Xã tuyên truyền vận động Nhân dân cây cao su là loại cây chủ lực đảm bảo cho cho phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn có 380 ha đang khai thác, dự kiến bình quân cho thu nhập từ 70-100 triệu đồng 1 năm".
Trong thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục chỉ đạo các hộ trồng cao su chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả lâu dài của cây công nghiệp này.
Tại tỉnh Bình Phước, giá mủ cao su nước hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2020. Như vậy, với 1 ha, sau khi trừ chi phí, các hộ thu lãi từ 8 - 9 triệu đồng/tháng.
Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên, giá mủ cao su tăng vọt là do sản xuất cao su ở khắp khu vực Đông Nam Á, nơi chiếm 2/3 tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu lao động do CoVid-19 và lũ lụt cũng như các hiện tượng thời tiết bất lợi khác tại Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, nhu cầu cao su ở Trung Quốc đang tăng mạnh theo đà sản xuất công nghiệp của nước này, trong khi nguồn cung khan hiếm.
Theo chuyên mục Vàng trong đất ngày 3/11/2020