Cảm ơn bạn đã cân nhắc lựa chọn FPT Education trên lộ trình nghề nghiệp của mình. Đăng ký gia nhập cùng chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm được công việc mơ ước.

Nguồn nhân lực Ngành Ngôn ngữ Nhật đang thiếu

Hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng thông dụng số 1 trên toàn thế giới nên mọi người đều theo học tiếng Anh, số lượng người học tiếng Nhật rất ít. Quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển nhưng lại thiếu hụt nguồn lao động có trình độ tiếng Nhật. Do đó, những người theo học Cao đẳng Tiếng Nhật bài bản có tiềm năng lớn trong cơ hội việc làm với mức thu nhập cao.

Thêm vào đó, tỷ lệ sinh của nước Nhật ngày càng giảm, dân số có xu hướng già hóa, lực lượng lao động không đủ đáp ứng cho nền phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Nhật đem lại lợi thế cho người học Ngành Ngôn ngữ Nhật có cơ hội tìm kiếm việc làm tại quốc gia này.

Liệu theo học Ngôn ngữ Nhật có dễ xin việc?

Khi theo học một ngành nào đó, đầu tiên bạn hãy thử hỏi bản thân xem mình có thật sự thích nó không nhé. Bởi chỉ khi Bạn thật sự đam mê với nó thì bạn mới có thể làm tốt được.

Vậy học Ngôn ngữ Nhật có dễ xin việc không? Câu trả lời là có. Mình cùng đi phân tích vì sao học Ngành Ngôn ngữ Nhật lại có nhiều cơ hội việc làm Tiếng Nhật nha!

Hãy theo học Ngôn ngữ Nhật nếu bạn thực sự yêu thích

Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao 1973, cho đến nay cả hai bên vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo. Trong cuộc gặp nhân Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh ngày 2-11-2021, Thủ tướng Kishida Fumio đã bày tỏ cảm tình đặc biệt với đất nước và nhân dân Việt Nam, mong muốn sớm thăm Việt Nam, đề nghị hai nước phối hợp, duy trì các hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã từng nói: “Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu về vốn ODA, thứ hai về đầu tư, thứ ba về du lịch và thứ tư về thương mại. Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài.”

Quan hệ hợp tác Việt - Nhật phát triển tích cực tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng rất tiềm năng cho cử nhân Ngành Ngôn ngữ Nhật. Cử nhân Ngành Ngôn ngữ Nhật cũng có thể sang Nhật Bản làm việc một cách thuận lợi.

Sau khi tốt nghiệp đem lại mức lương cao và môi trường chuyên nghiệp

Khi có bằng cấp chính quy về tiếng Nhật bạn sẽ có một mức thu nhập cao hơn so với người không biết tiếng và không có bằng cấp, dù là đi làm thực tập sinh. Bằng cấp, chứng chỉ càng cao sẽ tỉ lệ thuận với số tiền mà bạn kiếm được.

Mệnh giá đồng Yên cao kéo theo phần lương bạn nhận được quy đổi ra tiền Việt cũng cao hơn rất nhiều. Thông thường khi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản, lương của bạn có thể gấp đôi, hay gấp 3 so với mức lương trung bình nhận được tại các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.

Môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản năng động, chuyên nghiệp. Ở đó bạn sẽ được rèn luyện tính kỷ luật, làm việc nghiêm minh, tuân thủ các quy định một cách nghiêm túc.

Học Ngôn ngữ Nhật ra làm gì? Công việc nào có thu nhập tốt?

Cơ hội việc làm cho những người có trình độ, kỹ năng tiếng Nhật rất đa dạng phong phú. Sinh viên sau khi học Ngành Ngôn Ngữ Nhật có thể tìm kiếm công việc trong các vị trí sau:

Hình ảnh chỉ mang tính chất tham khảo

Biên dịch viên, phiên dịch trong những chương trình giao lưu văn hóa, hợp tác ký kết doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, soạn thảo văn bản, dịch thuật tiếng Việt - tiếng Nhật.

Quản lý, trợ lý, thư ký, kỹ sư, nhân viên phát triển thị trường tại các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản.

Giảng dạy trong môi trường giáo dục hoặc mở lớp dạy thêm cho các bạn học ngành tiếng Nhật.

Nếu yêu thích đất nước, con người Nhật Bản bạn cũng có thể trực tiếp xin việc tại quốc gia này.

Chuyên viên Marketing, IT nghiên cứu về kỹ thuật, kinh tế, chính trị, đời sống, thương mại ở Nhật, sau đó viết bài lên website công ty, Quản trị Fanpage, Blog bằng tiếng Nhật cho công ty, doanh nghiệp.

Chi phí giáo dục đại học ngày càng tăng khiến nhiều gia đình ở Mỹ cân nhắc cho con theo đuổi 4 năm ĐH truyền thống. Thực tế, cơ hội vẫn rộng mở cho các cá nhân theo đuổi nghề nghiệp khác, không cần bằng ĐH.

1. Thợ vận hành nhà máy điện (khoảng 100.000 USD/năm)

Người vận hành nhà máy điện có trách nhiệm đọc công tơ, điều chỉnh thiết bị và vận hành công tắc, cầu dao và van để đảm bảo thiết bị điện hoạt động trơn tru.

Theo chuyên trang quản trị tài chính Intuit, mức lương trung bình một người điều hành nhà máy điện hơn 100.000 USD (hơn 2,3 tỷ đồng/năm). Người có bằng ĐH hoặc bằng nghề được khuyến nghị nhưng không bắt buộc.

2. Thợ sửa thang máy (khoảng 90.000 USD/năm)

Thợ sửa chữa, bảo trì và lắp đặt thang máy có mức lương trung bình khoảng 90.000 USD đến dưới 100.000 USD (2,1-2,3 tỷ đồng/năm).

Người làm công việc này cần có bằng tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), chương trình học việc 4 năm và giấy phép làm việc của tiểu bang.

3. Kỹ thuật viên đường dây điện (khoảng 85.000 USD/năm)

Công việc của kỹ thuật viên đường dây điện là sửa chữa và lắp đặt đường dây điện. Đây được coi là một công việc nguy hiểm, những người làm công việc này làm việc ở độ cao rất lớn và xử lý các thiết bị điện áp cao bên ngoài, ngay cả khi thời tiết xấu.

Do đó, mức lương trung bình của một kỹ thuật viên đường dây điện khoảng 85.000 USD (2 tỷ đồng/năm). Thay vì có bằng đại học, các kỹ thuật viên đường dây điện cần có bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương và trải qua thời gian học nghề 3 năm. Đặc biệt, họ không được sợ độ cao.

4. Nhà thiết kế trò chơi điện tử (khoảng 80.000 USD/năm)

Các nhà thiết kế trò chơi điện tử được thuê để tạo ra thông tin chi tiết về trò chơi điện tử theo yêu cầu của khách hàng, từ cách thức hoạt động của trò chơi, nhân vật, cốt truyện...

Mặc dù cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng những người muốn bước chân vào thế giới thiết kế trò chơi không cần bằng ĐH. Mức lương trung bình cho công việc này hơn 80.000 USD (1,87 tỷ đồng/năm).

5. Kỹ sư công nghệ đảm bảo chất lượng (khoảng 75.000 USD/năm)

Một kỹ sư công nghệ đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm giám sát mọi giai đoạn phát triển phần mềm. Công việc này đảm bảo phần mềm hoạt động bình thường bằng cách tìm ra bất kỳ lỗi tiềm ẩn nào và cung cấp phản hồi để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Công việc cần một số kỹ năng nhất định như tỉ mẩn, chú ý đến chi tiết và hiểu biết về QA-Quality Assurance (Quy trình đảm bảo chất lượng), không yêu cầu bằng đại học. Mức lương trung bình cho công việc này khoảng 75.000 USD (1,76 tỷ đồng)/năm).

6. Quản lý xây dựng (khoảng 73.000 USD/năm)

Công việc quản lý xây dựng khuyến nghị người làm có bằng cử nhân nhưng không bắt buộc. Trách nhiệm đối với công việc này bao gồm giám sát các dự án, giải quyết các vấn đề phát sinh và phụ trách ngân sách.

Theo Intuit, mức lương trung bình của một quản lý xây dựng hơn 73.000 USD (1,71 tỷ đồng/năm).

7. Kỹ thuật viên máy bay (khoảng 68.000 USD/năm)

Nếu hứng thú với máy bay nhưng các vị trí như phi công, tiếp viên tuyển chọn quá khắt khe, các ứng viên có thể cân nhắc công việc kỹ thuật viên máy bay.

Đây là những người chuyên sửa chữa cánh, kiểm tra phanh và kiểm tra tổng thể máy bay, đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.

Bằng cấp thường không bắt buộc, tuy vậy, thí sinh cần một số chứng chỉ chuyên môn khác. Mức lương cho công việc này dao động 68.000 USD (1.6 tỷ đồng/năm).

Trong lĩnh vực y tế, bác sĩ giải phẫu thần kinh, giải phẫu chỉnh hình hay tim mạch đều là những công việc có mức thu nhập “khủng”. Bác sĩ các chuyên ngành này có thể đạt đến mức thu nhập trung bình từ 466.500-668.200 USD (11-16 tỷ đồng). Bên cạnh đó, nghề bác sĩ tâm lý cũng có mức lương khá cao, vào khoảng 250.165 USD (6 tỷ đồng).

Tuy nhiên, để đánh đổi lại với việc có được mức lương “trong mơ” này, các y bác sĩ phải có quá trình học tập và đào tạo lâu dài cực kỳ khắt khe, nghiêm ngặt.

Ví dụ, muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật phải học chuyên ngành giải phẫu, và điều trước tiên là bạn cần trúng tuyển vào ngành Y đa khoa. Các sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa sau khi kết thúc 6 năm học tại các trường đào tạo.

Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa có đủ kỹ năng thực hành và chưa đủ điều kiện để hành nghề. Bạn còn phải trải qua thời gian 18 tháng tối thiểu để được đào tạo thêm về thực hành, sau đó bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.

Tiếp sau đó, bạn cần thi nội trú tại các bệnh viện hoặc thi cao học chuyên khoa và lựa chọn học phân ngành bác sĩ phẫu thuật. Thời gian được đào tạo để trở thành một bác sĩ chuyên khoa là 2 năm.

Ngoài kiến thức chuyên môn, các cử nhân còn cần trang bị cho mình vốn tiếng Anh chuyên ngành Y để dễ dàng học hỏi, mở mang, tiếp cận các phương pháp về lĩnh vực của mình.

Tại Việt Nam, các các sĩ thực sự có chuyên môn cao và tay nghề giỏi vẫn còn thiếu rất nhiều và được phân bổ chưa đồng đều. Theo một thống kê năm 2023, số nhân lực y tế thiếu hụt là khoảng 23.800 người, trong đó bác sĩ y học dự phòng thiếu 8.075 người, cử nhân y tế công cộng thiếu 3.993 người. Các bác sĩ giỏi thường tập trung hết tại các thành phố lớn, còn ở những vùng cao và xa hơn thì càng xảy ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Để trở thành một bác sĩ giỏi, thực sự cần rất nhiều sự nỗ lực, đam mê, công sức và tiền của. Vậy nên nếu định hướng theo ngành này, bạn hãy trang bị cho mình thật nhiều các kỹ năng và kiến thức.

Đứng top 2 công việc có thu nhập tốt nhất là phi công với mức lương trung bình là 186.501 USD (4,5 tỷ). Tuy nhiên công việc phi công nói riêng và ngành hàng không nói chung tại Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

Phi công là người chuyên thực hiện các công việc điều khiển, lái, vận hành máy bay hoặc các thiết bị có liên quan đến lực động cơ đẩy. Đây là công việc đòi hỏi cao về các kiến thức chuyên môn, kỹ năng về điều khiển vận hành máy bay cực cao. Chính vì vậy để trở thành một phi công phải là điều dễ dàng gì, bởi trong thực tế cái gì cũng có cái giá của nó.

Theo một nghiên cứu, đây là một trong những nghề mang tính rủi ro cao nhất. Tuy nhiên, nghề phi công vẫn luôn giữ được sức hút đến ngày nay và luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ bây giờ.

Do bất cập về mức lương cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không, nhiều hãng hàng không Việt Nam phải liên tục thuê các phi công nước ngoài để phục vụ các chuyến bay của mình.

Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn Salary.com, Talent.com và US News & World Report.